Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 CTST Bài 3 TH tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 Bài 3 TH tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
ÔN TẬP BÀI 3: KHÁT KHAO ĐOÀN TỤ
ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NGÔN NGỮ NÓI
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Củng cố kiến thức đã học về đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói.
- Luyện tập về đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói.
- Năng lực
Năng lực chung
- - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
- Phân tích được đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
- Trách nhiệm, có ý thức tham gia vào thảo luận nhóm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 11.
- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
- Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi về hoạt động giao tiếp.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi: Hoạt động giao tiếp là gì? Có những nhân tố nào trong giao tiếp?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân để hoàn thành bảng.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 - 3 HS trình bày đáp án trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở:
+ Hoạt động giao tiếp là việc trao đổi tư tưởng, tình cảm (trao đổi thông tin) giữa con người với con người trong xã hội. Trong hoạt động giao tiếp có hai quá trình cơ bản: quá trình tạo lập văn bản (nói, viết) và quá trình tiếp nhận văn bản (nghe, đọc).
+ Các nhân tố giao tiếp gồm:
- Nhân vật giao tiếp (người nói và người nghe).
- Nội dung giao tiếp (thông tin, thông điệp...).
- Mục đích giao tiếp là chủ đích mà các hành vi giao tiếp hướng tới.
- Hoàn cảnh giao tiếp (thời gian, địa điểm, phương tiện, cách thức giao tiếp).
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức về đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói.
- CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói.
- Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Nhắc lại kiến thức cơ bản về ngôn ngữ nói Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói, thực hiện yêu cầu sau: - Trình bày những hiểu biết của em về ngôn ngữ nói (khái niệm và đặc điểm). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời những câu hỏi sau: 1. Ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết trong các loại văn bản nào? 2. Mục đích của những văn bản đó là gì? 3. Đặc điểm của ngôn ngữ nói ở cá văn bản đó có gì khác với ngôn ngữ nói thông thường? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo cặp đôi, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 3: Tổng kết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, rút ra những lưu ý về ngôn ngữ nói. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, thục hiện yêu cầu. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. |
1. Ngôn ngữ nói a. Khái niệm - Ngôn ngữ nói là lời nói sử dụng trong giao tiếp hằng ngày, thể hiện thái độ, phản ứng tức thời của người nói và người nghe. b. Đặc điểm - Đa dạng về ngữ điệu (gấp gáp, chậm rãi to, nhỏ;...), góp phần thể hiện trực tiếp tình cảm, thái độ của người nói. - Thường sử dụng khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, trợ từ, thán từ, từ ngữ chêm xen, đưa đẩy,... - Thường sử dụng cả câu tỉnh lược và câu có yếu tố dư thừa, trùng lặp. Câu tỉnh lược thường được dùng để lời nói ngắn gọn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, câu lại chứa nhiều yếu tố dư thừa, trùng lặp (do người nói vừa nghĩ vừa nói, không có điều kiện gọt giũa hoặc do người nói muốn lập lại để giúp người nghe có thời gian lĩnh hội thấu đáo nội dung giao tiếp). - Kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ như: nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,. .. 2. Nhắc lại kiến thức bài học - Ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết trong các văn bản: + Truyện có lời thoại của các nhân vật. + Các bài báo ghi lại các cuộc phỏng vấn, tọa đàm, các cuộc nói chuyện. + Biên bản các cuộc họp, hội thảo khoa học,…được công bố. - Muc đích: thể hiện ngôn ngữ nói, lưu trữ những thông tin quan trọng. - Đặc điểm: + Khai thác đặc điểm của ngôn ngữ nói. + Thường đã được sửa chữa, gọt giữa gần văn phong của ngôn ngữ viết.
3. Tổng kết - Cần Phân biệt nói và đọc (thành tiếng) một văn bản: + Giống nhau: Cùng phát ra âm thanh. + Khác nhau: Đọc lệ thuộc vào văn bản đến từng dấu ngắt câu, còn người nói phải tận dụng ngữ điệu, cử chỉ để diễn cảm. - Ngôn ngữ nói thường hay rườm rà, có nhiều yếu tố trùng lặp, dư thừa vì lời nói được tạo ra tức thời không có điều kiện gọt giũa hoặc do người nói cố ý lặp lại để người nghe có thể tiếp nhận, lĩnh hội thấu đáo nội dung giao tiếp.
|
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức về đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói.
- Nội dung:
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói.
- Sản phẩm:
- Phân tích tác dụng, giải thích ý nghĩa của đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói.
- Tổ chức thực hiện
Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 chân trời Bài 3 TH tiếng Việt: Đặc điểm cơ, GA word buổi 2 Ngữ văn 11 ctst Bài 3 TH tiếng Việt: Đặc điểm cơ, giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 3 TH tiếng Việt: Đặc điểm cơ
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án Toán 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử toán 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Hóa học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Hóa học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Vật lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử vật lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Sinh học 11 chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Lịch sử 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Địa lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử địa lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI
GIÁO ÁN LỚP 11 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 11 kết nối tri thứcGiáo án tất cả các môn lớp 11 cánh diều