Bài giảng điện tử Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời sáng tạo (bản 1)

Bài giảng Powerpoint, bài giảng điện tử Hoạt động trải nghiệm 5 chương trình mới sách chân trời sáng tạo (Bản 1). Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Giáo án có nhiều hình ảnh đẹp, tư liệu sinh động. Chắc chắn bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng. Powerpoint Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời sáng tạo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây
, , , , , , , , , , ,

.....

=> Phía trên chỉ là hiển thị 1 phần giáo án. Tài liệu khi tải về sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Đầy đủ Giáo án hoạt động trải nghiệm tiểu học chân trời sáng tạo

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI  BÀI GIẢNG NGÀY HÔM NAY! 

KHỞI ĐỘNG 

Trò chơi “Cảm xúc của em” 

Luật chơi:  

Quản trò nêu các cảm xúc khác nhau như vui vẻ, buồn bã, phấn khởi... 

HS thể hiện các cảm xúc đó thông qua nét mặt hoặc cử chỉ hành động. 

Ví dụ:  

Quản trò hô “vui vẻ” → HS tươi cười hoặc vỗ tay. 

Quản trò hô “buồn bã” → HS làm biểu hiện khóc hoặc trầm tư. 

Sau khi chơi xong, em đã thấy được những cảm xúc nào của bản thân? Đó là cảm xúc gì? 

CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÂN YÊU 

Tuần 1 – Tiết 2: Nhận diện khả năng kiểm soát cảm xúc của em 

NỘI DUNG BÀI HỌC 

HOẠT ĐỘNG 1: HỒI TƯỞNG CẢM XÚC CỦA EM 

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ về cảm xúc của em trong những ngày qua 

LÀM VIỆC CÁ NHÂN  

Các em hãy tự theo dõi và điền những cảm xúc của bản thân vào Phiếu theo dõi cảm xúc cho sẵn dưới đây 

Hướng dẫn cách sử dụng phiếu 

Cột dọc thể hiện các cảm xúc: vui vẻ, buồn bã, tức giận, sợ hãi, lo lắng. 

Hàng ngang thể hiện các ngày từ ngày thứ nhất đến thứ bảy (hiện tại).  

Trong một ngày có thể có nhiều cảm xúc khác nhau, HS có thể tích nhiều hơn một cảm xúc vào ô trống.  

Bên cạnh đó, HS có thể ghi lại tình huống, lí do mà em có những cảm xúc đó. 

Nhiệm vụ 2: Trao đổi về cảm xúc của em trong những ngày qua 

Hoạt động nhóm 

Một bạn sẽ đóng vai chuyên gia tâm lí, cảm xúc và đi phỏng vấn các bạn trong nhóm mình: Bạn đã có những cảm xúc nào trong những ngày qua? 

GỢI Ý THAM KHẢO 

Các thành viên ở mỗi nhóm trao đổi với nhau về cảm xúc trong những ngày qua theo gợi ý sau: 

Cảm xúc em có nhiều nhất 

Cảm xúc em có ít nhất 

Cảm xúc ảnh hưởng đến cuộc sống của em 

Cảm xúc mà em cần kiểm soát 

CHIA SẺ TRƯỚC LỚP 

Chuyên gia tâm lí, cảm xúc hãy chọn một bạn trong lớp và nêu cảm xúc trong những ngày qua của bạn đó. 

HOẠT ĐỘNG 2: NHẬN DIỆN KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC CỦA EM 

Nhiệm vụ 1: Trao đổi về những tình huống mà em không kiểm soát được cảm xúc 

HOẠT ĐỘNG NHÓM: Các em hãy chia sẻ trong nhóm về tình huống mà em không kiểm soát được cảm xúc theo gợi ý sau: 

Nêu tình huống khiến em không kiểm soát được cảm xúc 

Thuật lại những lời nói, hành động, việc làm của em và những người tham gia trong tình huống đó 

Hậu quả khi em không kiểm soát được cảm xúc trong tình huống đó 

VÍ DỤ THAM KHẢO 

Tình huống: An lấy đồ của em và không chịu trả lại.  

Lời nói, hành động của em: Em rất tức giận nên đã đánh An một cái khiến An khóc òa lên. Em mắng An hư vì không chịu nghe lời. Khi anh trai hỏi lí do đánh An, em cho rằng anh thật vô lí khi bênh An. 

Lời nói và hành động của anh trai em: Anh trai không đồng tình với lời nói và hành động đánh An của em. Anh hỏi “Tại sao em lại đánh An?”.  

Hậu quả: Em làm mất đi sự hòa hợp, thân thiết với An và nhận lại sự đánh giá không tốt của anh về con người và cách ứng xử của em. 

KẾT LUẬN 

Trong một số tình huống không hài lòng chúng ta thường xuất hiện những cảm xúc tiêu cực và bị chúng chi phối lời nói và hành động dẫn đến những hậu quả không mong muốn. 

Đó cũng chính là bài học chúng ta cần nhìn nhận để kiểm soát cảm xúc bản thân tốt hơn tránh gây ra những hậu quả không đáng có. 

Nhiệm vụ 2: Chia sẻ những tình huống mà em kiểm soát được cảm xúc 

HOẠT ĐỘNG THEO NHÓM 

Cả lớp chia thành các nhóm nhỏ (4 HS), thảo luận với nhau và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ những tình huống em kiểm soát được cảm xúc theo gợi ý cho sẵn dưới đây. 

GỢI Ý THỰC HIỆN 

Quá trình, diễn biến của tình huống 

Lời nói, việc làm của em và những người tham gia trong tình huống đó 

Kết quả khi em kiểm soát được cảm xúc 

VÍ DỤ THAM KHẢO 

Tình huống: Trong giờ ra chơi, bạn đang ngồi vẽ tranh và để lọ màu trên bàn. Em chạy qua va vào bàn của bạn khiến lọ màu đổ ra bức tranh bạn đang vẽ.  

Lời nói, việc làm của em: Em nhanh chóng xin lỗi vì vô tình làm đổ màu ra tranh của bạn và muốn giúp bạn sửa lại bức tranh. 

Lời mời, việc làm của bạn: Bạn không tức giận mà khuyên em không nên lo lắng, đồng ý cùng em nghĩ cách sửa lại bức tranh. 

Kết quả: Em nhận được sự tha thứ của bạn đồng thời được khắc phục bức tranh của bạn bị em làm lem màu. Tình bạn của em và bạn ngày càng thân thiết hơn. 

KẾT LUẬN: 

Việc kiểm soát được cảm xúc của bản thân không những giúp chúng ta có giải quyết được những tình huống khó khăn mà còn giúp cải thiện các mối quan hệ trong cuộc sống. 

Nhiệm vụ 3:  Đánh giá khả năng kiểm soát cảm xúc của em 

LÀM VIỆC CÁ NHÂN: Các em hãy tự đánh giá khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân theo mẫu dưới đây: 

 

Thường xuyên 

Thỉnh thoảng 

Hiếm khi 

Kiểm soát được  

cảm xúc 

  

  

  

Không kiểm soát được cảm xúc 

  

  

 

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 

... 

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: Giáo án powerpoint Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời sáng tạo bản 1, GA trình chiếu Hoạt động trải nghiệm 5 bản 1 chân trời sáng tạo, GA điện tử Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời sáng tạo, bài giảng điện tử HĐTN 5 CTST

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN LỚP 5 BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án tất cả các môn lớp 5 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 5 cánh diều