Ý nào sau đây không phải là giải pháp để bảo vệ nguồn nước ở châu Âu?
Câu 1. Ý nào sau đây không phải là giải pháp để bảo vệ nguồn nước ở châu Âu?
A. Kiểm soát nguồn nước thải.
B. Hạn chế tối đa việc sử dụng nước.
C. Đầu tư công nghệ xử lí nước thải.
D. Nâng cao nhận thức của người dân.
Câu 2. Để bảo vệ nguồn nước, giải pháp nào sau đây ở châu Âu đảm bảo được tính bền vững nhất?
A. Kiểm soát nguồn nước thải.
B. Đầu tư công nghệ xử lí nước thải.
C. Nâng cao nhận thức của người dân.
D. Quản lí chất thải nhựa.
Câu 3. Để cắt giảm lượng khí thải, bảo vệ môi trường không khí, giải pháp nào sau đây ở châu Âu là hợp lí nhất?
A. Hạn chế sử dụng năng lượng.
B. Phát triển năng lượng tái tạo.
C. Tăng cường xử lí chất thải.
D. Đánh thuế cao theo khối lượng chất thải.
Câu 4. Ý nào sau đây không phải là hậu quả của ô nhiễm không khí?
A. Gây mưa a-xit.
B. Làm biến đổi khí hậu.
C. Làm thủng lớp ô-zôn.
D. Tăng số loài sinh vật.
Câu 5. Để giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hoá thạch, các quốc châu Âu đã áp dụng biện pháp nào sau đây?
A. Phát triển năng lượng tái tạo.
B. Phát triển nhà máy nhiệt điện,
C. Dỡ bỏ các nhà máy nhiệt điện
D. Xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện
Câu 6. Hãy nêu một số biện pháp bảo vệ và phát triển rừng ở châu Âu.
Câu 7. Cho bảng số liệu sau:
Năm | 1990 | 2000 | 2010 | 2015 | 2018 |
Lượng phát thải khí nhà kính |
|
|
|
|
|
a) Vẽ biểu đồ cột thể hiện lượng phát thải khí nhà kính của các nước thuộc Eu trong giai đoạn 1990 – 2018.
b) Nhận xét về lượng phát thải khí nhà kính của các nước thuộc EU giai đoạn 1990 – 2018 và giải thích nguyên nhân.
Câu 1. B
Câu 2. C
Câu 3. B
Câu 4. D
Câu 5. A
Câu 6.
– Thực hiện luật bảo vệ rừng, trong đó có điều luật cấm phá rừng. Các khu rừng sau khi khai thác phải được tái sinh, trồng rừng mới.
– Áp dụng công nghệ tiên tiến để kiểm soát và ngăn chặn cháy rừng.
− Quy định các vùng được khai thác, dán nhãn sinh thái lên cây gỗ được khai thác.
– Các biện pháp khác như tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân bảo vệ rừng,...
Câu 7.
a)
b) – Nhận xét: Lượng phát thải khí nhà kính của các nước thuộc EU trong giai đoạn 1990 – 2018 có xu hướng giảm, từ 4 911,6 tỉ tấn năm 1990 xuống 3 893,1 tỉ tấn năm 2018.
– Nguyên nhân:
+ Áp dụng các giải pháp cắt giảm lượng khí thải và nâng cao chất lượng không khí. + Đầu tư vào công nghệ xanh, phát triển năng lượng tái tạo, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch.
Bình luận