Xét phản ứng thuận nghịch: H2 (g) + I2 (g) ⇄ 2HI (g) Thực hiện phản ứng trên trong bình kín, ở nhiệt độ 445°C với các nồng độ ban đầu khác nhau. Số liệu về nồng độ các chất ở thời điểm ban đầu...

2. Hằng số cân bằng

Hoạt động nghiên cứu: Xét phản ứng thuận nghịch: H2 (g) + I2 (g) $\rightleftharpoons $ 2HI (g)

Thực hiện phản ứng trên trong bình kín, ở nhiệt độ 445°C với các nồng độ ban đầu khác nhau. Số liệu về nồng độ các chất ở thời điểm ban đầu và ở trạng thái cân bằng trong các thí nghiệm được trình bày trong Bảng 1.2.

Bảng 1.2. Nồng độ các chất của phản ứng H2 (g) + I2 (g) $\rightleftharpoons $ 2HI (g) ở thời điểm ban đầu và ở trạng thái cân bằng

  

Nồng độ các chất ở thời điểm 

ban đầu (mol/L)

Nồng độ các chất ở trạng thái 

cân bằng (mol/L)

H$_{2}$I$_{2}$HIH$_{2}$I$_{2}$HI
Thí nghiệm 10,1000000,1000000,000000,020000,020000,16000
Thí nghiệm 20,1000000,2000000,000000,005320,105320,18936
Thí nghiệm 30,3000000,1000000,000000,202900,002900,19420

Tính giá trị $K_{C}=\frac{[HI]^{2}}{{[H_{2}].[I_{2}]}}$ ở mỗi thí nghiệm, nhận xét kết quả thu được.


 Giá trị KC thời điểm ban đầuGiá trị KC trạng thái cân bằng
Thí nghiệm 1064
Thí nghiệm 2063,99
Thí nghiệm 3064,08

Hằng số cân bằng ở các thí nghiệm thay đổi không đáng kể. Vậy hằng số cân bằng của một phản ứng thuận nghịch chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của phản ứng.


Trắc nghiệm Hoá học 11 Kết nối bài 1 Khái niệm về cân bằng hóa học

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác