a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2. b) Trong cả hai thí nghiệm trên, dù thời gian phản ứng kéo dài bao lâu thì các chất đầu đều còn lại sau phản ứng. Giải thích.

I. PHẢN ỨNG MỘT CHIỀU VÀ PHẢN ỨNG THUẬN NGHỊCH

1. Phản ứng một chiều

2. Phản ứng thuận nghịch

Hoạt động nghiên cứu: Hai thí nghiệm sau đều được thực hiện ở cùng một điều kiện (bình kín dung tích 10 L, nhiệt độ 445°C):

Thí nghiệm 1: Cho 1 mol H$_{2}$ và 1 mol I$_{2}$, vào bình kín. Kết quả thí nghiệm cho thấy dù thời gian phản ứng kéo dài bao lâu thì trong bình vẫn chỉ tạo ra 1,6 mol HI; còn dư 0,2 mol H$_{2}$ và 0,2 mol l$_{2}$.

Thí nghiệm 2: Cho 2 mol HI vào bình. Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy dù thời gian phản ứng kéo dài bao lâu thì trong bình vẫn chỉ tạo ra 0,2 mol H$_{2}$ và 0,2 mol I$_{2}$; còn dư 1,6 mol Hl.

Thực hiện yêu cầu sau:

a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2.

b) Trong cả hai thí nghiệm trên, dù thời gian phản ứng kéo dài bao lâu thì các chất đầu đều còn lại sau phản ứng. Giải thích.


a) Phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2:

$H_{2} + I_{2}\rightleftharpoons 2HI$ (1)

$2HI \rightleftharpoons H_{2} + I_{2}$ (2)

b) Thí nghiệm 1 H$_{2}$ tác dụng với I$_{2}$ tạo ra HI, đồng thời HI lại phân hủy tạo thành H$_{2}$ và I$_{2}$; tương tự với thí nghiệm 2 HI phân hủy tạo thành H$_{2}$ và I$_{2}$, đồng thời H$_{2}$ tác dụng với I$_{2}$ tạo ra HI.

Vì thế trong cả hai thí nghiệm trên, dù thời gian phản ứng kéo dài bao lâu thì các chất đầu đều còn lại sau phản ứng.


Trắc nghiệm Hoá học 11 Kết nối bài 1 Khái niệm về cân bằng hóa học

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác