Vận dụng

Vận dụng:

Câu 1: Em hãy tìm hiểu và báo cáo nhanh quy trình tổ chức, hoạt động của một doanh nghiệp nhỏ đang hoạt động ở nơi em sinh sống theo gợi ý sau:

- Mục tiêu, quy h thành lập, tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp.

- Phân tích bài học thành công và thất bại trong doanh nghiệp đó.

Câu 2: Em hãy vận dụng kiến thức bài học để lập quy trình tổ chức, hoạt động của một doanh nghiệp nhỏ cho ý tưởng kinh doanh của em.

Câu 3: Em hãy sưu tầm những châm ngôn truyền động lực của các doanh nhân thành đạt cũng như những bài học thành công, thất bại trong hoạt động sản xuất 


 

Câu 1:  Quy trình tổ chức, hoạt động của một doanh nghiệp nhỏ đang hoạt động ở nơi em sinh sống theo gợi ý sau:

- Mục tiêu: phát triển làng nghề cây cảnh 

-Quy trình thành lập: đăng kí hồ sơ pháp lí và danh mục sản phẩm, xin dấu, thuế cùng các giấy tờ liên quan khác

-Tổ chức: từ giống tới chăm sóc tới xuất đầu ra.

- Hoạt động của doanh nghiệp: phát triển theo tiêu chí chất lượng đi kèm với số lượng.

- Bài học thành công và thất bại trong doanh nghiệp:

Thành công: chỉnh chu từ nhân viên tới người tham gia sản xuất cây trồng từ đó gia tăng năng suất và chất lượng, lắng nghe phản hồi từ khách hàng để cải thiện và phát triển sản phẩm để phù hợp với sự phát triển của xã hội, nhu cầu khách hàng.

Thất bại: vẫn còn sơ suất trong đóng gói và chưa nắm bắt được thị trường nên còn nhiều hàng lỗi và tồn kho làm giảm đi số lượng cùng lợi nhuận

Câu 2: 

1. Phác thảo ý tưởng kinh doanh cơ bản

Trước khi xây dựng một mẫu kế hoạch kinh doanh cực kỳ chi tiết thì bạn nê bắt đầu từ bước phác thảo những ý tưởng kinh doanh mà mình đặt ra. Để phác thảo chính xác, hãy thu thập các số liệu liên quan đến lĩnh vực kinh doanh mà bạn đang quan tâm để có thể đánh giá tổng quan tính khả thi và chi tiết của ý tưởng đó. Tập trung nghiên cứu, chọn lọc ra những ý tưởng phù hợp dựa trên các số liệu đã thu thâp được và đồng thời phác thảo mô hình kinh doanh bạn mong muốn. Đặt ra cho mình những câu hỏi như: “Cái gì, ở đâu, tại sao và như thế nào? sẽ giúp cho bạn xác định rõ các bước phác thảo cho bản kế hoạch kinh doanh của mình. Đồng thời đó còn có thể là một công cụ hiệu quả giúp bạn dễ dàng làm việc với nhà đầu tư.

2. Lên ý tưởng kinh doanh cụ thể

Một sai lầm mà nhiều doanh nghiệp hiện nay hay gặp phải khi xây dựng chiến lược kinh doanh đó chính là lựa chọn không đúng lĩnh vực kinh doanh để bắt đầu. Và nếu như bạn đã muốn theo đuổi một lĩnh vực kinh doanh nào đó thì bạn phải chắc chắn rằng mình có kinh nghiệm chuyên môn, đam mê để theo đuổi tới cùng. Các tốt nhất để bạn trau dồi kinh nghiệm đó có chính là dành thời gian làm việc cho những người đang làm trong ngành trước khi quyết định kinh doanh độc lập. Mặc dù một ý tưởng kinh doanh hay ho sẽ khác xa rất nhiều so với thực tiễn triển khai cùng vô vàn thử thách, nhưng nếu đã có một ý tưởng kinh doanh tốt, xây dựng được một mẫu kế hoạch kinh doanh khả thi thì bạn chắc chắn đã thành công được một nửa.

3. Triển khai nghiên cứu thị trường

Triển khai nghiên cứu thị trường là một trong những bước quan trọng trong quy trình xây dựng kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp. Hãy bắt đầu từ việc thực hiện các cuộc khảo sát để kiểm tra xem sản phẩm, dich vụ của mình có đang phù hợp với xu hướng thị trường hiện tại và có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không trước khi bắt đầu triển khai kinh doanh. Sự thành công trong kinh doanh không chỉ phụ thuộc vào ý tưởng thú vị mà còn được quyết định bởi nhu cầu của thị trường.

4. Tìm người có năng lực giỏi để hỗ trợ

Để xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh và chuẩn xác bạn không thể tự làm một mình mà cần phải có sự hỗ trợ đắc lực từ các công sự có trách nhiệm, chuyên môn cao về kinh doanh. Đó phải là người có năng lực chuyên môn khá, có kỹ năng lên kế hoạch và có một giá trị đạo đức tốt đến đôi bên có thể bổ trợ lẫn nhau. Hoặc bạn có thể lựa chọn những cộng sự có thể giúp bạn thực hiện những công việc không phải điểm mạnh của bạn, và hơn nữa là giúp cho bạn rèn luyện thêm, biến điểm yếu thành điểm mạnh.

5. Kiểm soát tài chính vững vàng

Có kiến thức chuyên môn về tài chính, kế toán là yếu tố quan trọng để bạn có thể xây dựng cho doanh nghiệp mình một mẫu kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh. Việc nắm vững các kỹ năng kế toán, sử dụng thành thạo phần mềm máy tính, kiểm soát dữ liệu, ngân sách,….sẽ giúp cho doanh nghiệp có những tính toán, dự trù chi phí thích hợp nhằm nâng cao tính khả thi của dự án kinh doanh.

6. Tập trung vào hoạt động kinh doanh

Nếu bạn đã quyết định đầu tư kinh doanh vào một sản phẩm, dịch vụ nào đó có tính đặc thù , bạn có thể thấy rõ rằng khi có chuyên môn cao và kinh nghiệm trong lĩnh vực đó thì bạn sẽ làm tốt hơn rất nhiều so với những người không biết gì. Chính vì vậy, tìm ra điểm mạnh của mình và tập trung làm nổi bật nó trong các dự án kinh doanh mà bạn lên ý tưởng, điều này sẽ giúp cho bạn có một vũ khí mạnh mẽ để sẵn sàng cạnh tranh với những đối thủ khác ngoài thị trường. 

Mục tiêu lớn nhất của một mẫu kế hoạch kinh doanh được xây dựng lên đó là giúp doanh nghiệp có thể đánh giá được tính khả thi của dự án kinh doanh cũng như xác định được tiềm lực kinh tế và cơ hội phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Sau đây là một số mẫu kế hoạch kinh doanh chuẩn chỉnh để doanh nghiệp tham khảo, hy vọng rằng những mẫu kế hoạch này có thể giúp ích cho bạn trong việc lập kế hoạch kinh doanh dễ dàng và hiệu quả.

Câu 3: Những châm ngôn truyền động lực của các doanh nhân thành đạt cũng như những bài học thành công, thất bại trong hoạt động sản xuất:

1. Để thành công, hãy đặt trái tim bạn vào việc kinh doanh, và đặt việc kinh doanh vào trái tim bạn.

2. Hầu hết những người vĩ đại đạt được thành công lớn nhất của họ sau khi bước qua thất bại lớn nhất. Dù khó khăn đến đâu cũng đừng dễ dàng bỏ cuộc, sau khó khăn sẽ là thành công rực rỡ.

3. Một số người mơ ước đến thành công trong kinh doanh, những người khác dậy sớm mỗi sáng và biến giấc mơ thành hiện thực.

4. Kinh doanh chỉ có hai chức năng - tiếp thị và đổi mới. Không ngừng sáng tạo và đổi mới sẽ giúp bạn đi đến thành công.

5. Thất bại đơn giản là cơ hội để bắt đầu lại một cách thông minh hơn.

6. Lợi nhuận của doanh nghiệp liên quan trực tiếp đến triết lý kinh doanh, không phải do bất kỳ vấn đề nào của nền kinh tế.

7. Nếu bạn không sẵn sàng mạo hiểm, bạn sẽ phải giải quyết những điều bình thường và việc kinh doanh cũng sẽ chỉ bình thường. Nếu có thể, hãy luôn sẵn sàng đón nhận thử thách và nỗ lực vượt qua.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác