Giải Chuyên đề KTPL 10 Chân trời Bài 1 Tình yêu

Hướng dẫn giải chuyên đề Bài 1 Tình yêu trang 5, sách chuyên đề Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân trời. Bộ sách được biên soạn nhằm góp phần phát triển năng lực vận dụng tri thức cho các em. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. Thế nào là tình yêu chân chính

Câu hỏi 1: 

- Tình yêu của Lệ Thu và Ngọc Bảo có gì đặc biệt? Tình yêu đó được biểu hiện như thể nào?

- Em có cảm nhận như thể nào về tình yêu của 2 nhân vật trong thông tin trên?

- Em quan niệm như thế nào về tình yêu?

Câu hỏi 2: 

- Nêu những biểu hiện trong tình yêu của 2 nhân vật trong trường hợp trên.

- Cho biết tình yêu của anh T và chị S có phải tình yêu chân chính không. Giải thích vì sao.

- Trình bày cách hiểu của em về tình yêu chân chính.

2. Một số điều cần tránh trong tình yêu

- Nêu những điều cần tránh trong tình yêu mà người mẹ nhắc nhở con gái trong lá thư trên.

- Cho biết suy nghĩ của em về những ý kiến của người mẹ trong lá thư.

- Nêu những điều cần tránh trong tình yêu

LUYỆN TẬP

1. Em hãy cho biết quan điểm về các nhận định sau:

Dao A:

Tình yêu chân chính là sự quan tâm, chăm sóc, lo lắng,... dành cho một người nào đó mà bạn yêu thương và mong muốn mang lại thật nhiều hạnh phúc cho cuộc sống của họ.

Dang D:

Tình yêu sẽ không thể tồn tại nếu thiếu đi tình dục. Tình dục vừa là chất xúc tác, cũng vừa là chất độc có thể “giết chết” một mối quan hệ. Hãy luôn cân nhắc về “con dao hai lưỡi” này trong tình yêu.

Xuan C:

Tình yêu không bắt nguồn từ tiền bạc, nhưng tiền bạc nuôi dưỡng tình yêu. Nếu không đảm bảo về tài chính, tình yêu sẽ tan vỡ. Tình yêu ở thế kỉ XXI không thể chấp nhận tư tưởng “Một túp lều tranh, hai quả tim vàng” nữa!

Huan D:

Tình yêu có nghĩa là mạo hiểm cuộc sống của bạn cho người mình yêu. Tình yêu là cho đi tất cả những gì của bản thân đang có và không giữ lại cho mình bất cứ điều gì. Chân thành chính là gốc rễ để nuôi sống tình yêu, giúp tình yêu tồn tại bền vững.

2. Em hãy đọc các trường hợp sau và xác định những biểu hiện của tình yêu chân chính:

Trường hợp 1.

Khi chia sẻ về chuyện tình 4 năm của mình, V kể rằng, bí quyết giúp anh và T giữ được mối quan hệ bền chặt và hạnh phúc chính là sự thẳng thắn, không bao che cho khuyết điểm của nhau. Mỗi lần tranh cãi, cả hai đều thẳng thắn, thậm chí to tiếng, nhưng sau đó một bên im lặng trước để căng thẳng không leo thang. Mỗi bên nhường nhau một ít. Tuy nhiên, khi người này làm sai, người kia sẽ phải chỉ ra lỗi và cả hai cùng tìm cách giải quyết. V và T luôn đồng hành cùng nhau trên mọi chặng đường sự nghiệp và cuộc sống. Dù làm khác nghề, nhưng họ luôn tâm sự, hỏi ý kiến nhau về quyết định của mình.

Trường hợp 2.

C yêu đơn phương Y đã 5 năm. Đối với C, Y luôn là một người bạn thân đặc biệt để anh chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống. Còn với Y, cô luôn tìm thấy ở C sự đồng điệu và chấp nhận anh vô điều kiện. Y chưa bao giờ bỏ rơi C, luôn bên cạnh anh ngay cả khi anh phá sản, trắng tay. Những lúc ấy, C cảm thấy như đã tìm được người bạn đời của mình. C quyết tâm thổ lộ tình cảm của mình với Y. Và câu trả lời mà anh nhận được hơn cả mong đợi: “Y đợi câu nói này của C đã 5 năm rồi. Dù C có thất bại, Y luôn yêu và tin tưởng C. Hãy tiếp tục cùng nhau nhé!”

3. Hãy chỉ ra những điều cần tránh trong tình yêu qua các trường hợp sau:

Trường hợp 1

D và bạn trai yêu nhau từ khi còn học trung học phổ thông. Khi học năm thứ hai đại học, dù được bạn trai yêu thương nhưng D vẫn quyết định chia tay để đến với người khác. D cho rằng mình xinh đẹp và học giỏi thì có nhiều sự lựa chọn, chàng trai nào có điều kiện kinh tế và lo được cho mình thì mình chọn.

Trường hợp 2: 

N là một cô gái xinh xắn, lại là lớp phó học tập hay giúp đỡ bạn bè cùng trường. N và M yêu nhau nhưng cả hai đều không dám hẹn hò hay công khai với bố mẹ, bạn bè. M tự nhủ: “Mình phải cố gắng để đậu vào ngôi trường đại học mà bạn gái cũng thích. Chắc chắn sẽ có nhiều điều kiện gần nhau hơn”. Dần dần, M nhận thấy khả năng của mình có hạn, khó có thể đậu vào trường đại học mong muốn. M rất lo lắng, căng thẳng, thường cáu gắt, học tập có phần sa sút. Trong một lần bực tức, M đã lớn tiếng và chia tay N vì sự tự ti của chính mình.

Trường hợp 3

Chia tay mối tình đầu được 1 năm nhưng H vẫn không quên được người yêu cũ. Trong chuyến đi dã ngoại, H tình cờ kết bạn với T qua ứng dụng mạng xã hội. Chỉ một vài cuộc trò chuyện ngắn ngủi, H cảm thấy T rất thân thuộc, thấu hiểu được cảm xúc của mình. T cũng có cảm tình với H, cô chia sẻ điều này và muốn hẹn gặp anh. Sau buổi gặp mặt, T nhận thấy H là định mệnh của đời mình. Cô muốn thiết lập mối quan hệ lứa đôi với H. H nửa đồng ý, nửa không. H sợ rằng khi bước vào mối quan hệ này, H sẽ làm khổ T vì anh vẫn còn rất nặng lòng với người yêu cũ.

4. Em hãy đóng vai và xử lí tình huống sau: 

Thấy Q ôm bạn trai trước cổng nhà sau khi đi xem phim buổi tối về, đợi Q vào, chị gái liền gọi đến phòng khách nhắc nhở:

- Em còn là học sinh. Chị nghĩ em không nên có hành động thân mật như vậy.

Q vùng vằng, tỏ vẻ khó chịu:

- Em cũng lớn rồi. Em biết mình làm gì là đúng mà chị.

Thấy vậy, chị gái nhẹ nhàng nói:

Em yêu ai, bố mẹ và chị không cấm. Nhưng khi yêu rồi, hai đứa phải biết tôn trọng và giữ gìn cho nhau. Đừng đi quá giới hạn để tránh những hệ lụy đáng tiếc là được.

Q phản ứng:

- Chị và bố mẹ đừng quá lo! Em thấy mấy chuyện đó bình thường. Mấy đứa bạn em thay người yêu như cơm bữa. Tụi nó còn thể hiện tình cảm công khai trước mặt em nữa kia.

VẬN DỤNG

  • Trường em tổ chức toạ đàm với chủ đề “Tình yêu chân chính” và yêu cầu mỗi lớp chuẩn bị bài phát biểu ngắn trong 2 - 3 phút. Em hãy dự thảo ý kiến “Làm cách nào để xây dựng tình yêu chân chính” để phát biểu trong buổi toạ đàm.
  • Em hãy vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt về biểu hiện của tình yêu chân chính và những điều cần tránh trong tình yêu tuổi học trò.
Từ khóa tìm kiếm: Giải chuyên đề Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân trời sáng tạo, giải CĐ Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 CTST, giải CĐ Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân trời Bài 1 Tình yêu

Bình luận

Giải bài tập những môn khác