Tư tưởng "khai dân trí, chấn dân khí" được thể hiện như thế nào qua những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh? Đọc tư liệu, em có đồng ý với...

2. Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

Nhiệm vụ 2:

CH1: Tư tưởng "khai dân trí, chấn dân khí" được thể hiện như thế nào qua những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh?

CH2: Đọc tư liệu, em có đồng ý với quan điểm "chi bằng học" như là con đường ưu tiên để giành lấy độc lập tự do của dân tộc vào đầu thế kỉ XX không? Vì sao?


  • Phan Bội Châu (1867 - 1940):

- Năm 1904: thành lập Hội Duy tân

- Đầu năm 1905: sang Nhật Bản nhờ giúp đỡ về khí giới, tiền bạc để đánh Pháp.

- Năm 1912: thành lâp Việt Nam Quang phục hội ở Quảng Đông (Trung Quốc).

- Đầu năm 1913: Quang phục hội đưa người về nước nhằm thực hiện một số cuộc ám sát các tên thực dân đầu sỏ và tay sai nhưng thất bại.

  • Phan Châu Trinh (1872 - 1926):

- Năm 1906: mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì với chủ trương dựa vào Pháp để cải cách nhắm "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh".

- Tháng 3 năm 1908, phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ nổ ra, và bị triều Nguyễn và chính phủ bảo hộ Pháp đàn áp dữ dội.

- Năm 1911: Phan Châu Trinh sang Pháp, thành lập các tổ chức yêu nước, kiến nghị Chính phủ Pháp tiến hành cải cách trính trị ở Việt Nam.

Câu 2. Em đồng ý với quan điểm "Chi bằng học" như một con đường ưu tiên để giành lấy độc lập tự do của dân tộc vào đầu thế kỉ XX vì:

Thực trạng của xã hội ta bấy giờ đã đen tối, bế tắc lắm rồi, nếu không mau chóng thức tỉnh để tiếp thu những tiến bộ, văn minh của thế giới, chắc chắn hậu quả về sau sẽ thật sự khôn lường. Phan Châu Trinh đã có tầm nhìn xa trông rộng khi cho rằng để giải quyết nguy cơ hậu quả cho mai sau, không thể trông cậy vào sự giúp đỡ của bất cứ một lực lượng nào mà cốt yếu là phải “tự lực khai hóa”, tự lực, tự cường mới chính là yếu tố để nhân dân ta giành được hạnh phúc, đất nước Việt Nam gấm vóc thoát ra khỏi “cũi lồng”.  Hơn thế nữa, việc cầu viện nước ngoài chẳng khác nào tạo cho các thế lực ngoại xâm cơ hội để xâm chiếm đất nước.

Do đó, vận động nhân dân thức tỉnh, mở mang dân trí, trình độ văn hóa, phát triển ngành nghề… để tự cường, tự lực khai hóa là con đường ngắn nhất, có hiệu quả nhất để tiến lên giành độc lập nước nhà.


Trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời bài 23 Việt Nam đầu thế kỉ XX

Bình luận

Giải bài tập những môn khác