Từ một trong nhữnng vấn đề dưới đây, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 20 - 30 dòng) giới thiệu ý nghĩa hoặc lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu đó và một đoạn văn trình bày các cách thức triển khai nghiên cứu:
Bài thực hành 2:
Từ một trong nhữnng vấn đề dưới đây, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 20 - 30 dòng) giới thiệu ý nghĩa hoặc lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu đó và một đoạn văn trình bày các cách thức triển khai nghiên cứu:
- Hình tượng người anh hùng trong sử thi "Đăm Săn" và "Ra - ma - ya -na" qua góc nhìn so sánh.
- Những mô típ quen thuộc trong ca dao than thân của người Việt Nam (người Kinh).
Gợi ý:
- Suy nghĩ về ý nghĩa thực tiễn của vấn đề đó đối với việc học văn học nói chung, văn học dân gian nói riêng ( ví dụ: làm rõ cái hay, cái đẹp, cái độc đáo của văn học dân gian; giúp việc tiếp nhận tác phẩm văn học dân gian thuận lợi, đúng đắn hơn;......) và với vấn đề tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài; hiểu biết và vận dụng kinh nghiệm sống của người xưa,......)
- Nêu các phương pháp, công cụ đã sử dụng để tìm hiểu tư liệu, tra cứu, ghi chú, tổng hợp thông tin có liên quan đến vấn đề văn học dân gian.
Lý do chọn đề tài nghiên cứu "Những mô típ quen thuộc trong ca dao than thân của người Việt Nam (người Kinh)"
Dân tộc Việt Nam có một kho tàng ca dao vô cùng phong phú, đa dạng. Ca dao là một bộ phận của văn học dân gian, là một chiếc nôi đầy ắp bài học, kiến thức đời sống nuôi dưỡng tâm hồn của bao thế hệ. Vì vậy, ca dao có một sự lôi cuốn hết sức mạnh mẽ đối với con người Việt Nam, như những câu hát ru đằm thắm đang ngày đêm vô về tâm hồn. Bởi vậy mà ca dao trở nên gần gũi với suy nghĩ, tâm hồn của nhân dân gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân lao động. Trong kho tàng văn học dân gian, ca dao trữ tình người Việt Nam là nơi để thể hiện rõ nhất "diệu tâm hồn dân tộc" bởi cảm hứng cội nguồn và đưa tới nội dung gần gũi và bày tỏ thế giới tâm hồn của con người biểu đạt cảm xúc, tình cảm, tinh thần đa dạng của nhân dân. Do vậy, nét chủ đạo của ca dao truyền thống là sự thể hiện hết sức phong phú về tư tưởng tình cảm của con người nói chung và phụ nữ nói riêng. Ca dao viết về phụ nữ từ trước tới nay thể hiện rất nhiều các khía cạnh cảm xúc khác nhau nhưng tập trung nhiều nhất là nỗi khổ của thân phận phụ nữ trong xã hội xưa.
Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu về hình ảnh người phụ nữ trong ca dao thì ta thấy được hình ảnh người phụ nữ vô cùng rõ nét và phản ánh trong đời sống xã hội; người phụ nữ Việt Nam giữ vai trò quan trọng đặc biệt về góc nhìn cuộc sống phong kiến, xã hội lầm than,.....họ gồng mình lên trước cuộc sống với hàng ngàn quy định, chuẩn mực như "tam tòng tứ đức" hay "công dung ngôn hạnh",..... trên đôi vai nhỏ bé họ mang theo sự soi xét của xã hội với chính mình. Chính vì vậy hình ảnh phụ nữ không chỉ hiện lên cùng với đời sống lao động mà người phụ nữ còn gắn liền với các thiết chế xã hội, chuẩn mực đạo đức người vợ, người con. Những câu ca dao than thân dường như đang bao chọn một góc của bức tranh đời sống của người phụ nữ về những nỗi đau trông ngóng chồng hay thân phận bẽ bàng, trôi nổi không biết nên đi đâu về đâu trong xã hội nhiều sự phán xét, không để cho người phụ nữ thở trong một bầu trời ngoài "tam cương ngũ thường", "công dung ngôn hạnh",.....Vì vậy, đây là một đề nghiên cứu đề tài "Những mô típ quen thuộc trong ca dao than thân của người Việt Nam (người Kinh)" vừa gần gũi mới mẻ với đời sống của chúng ta đồng thời tìm hiểu sâu hơn về những câu ca dao "than thân" của người phụ nữ để ta thấm đẫm được tình cảm và xã hội hà khắc, ngày đêm giày vò tinh thần của họ. Qua đề tài tôi sẽ làm sáng tỏ thân phận, hình ảnh về cuộc sống người dân người lao động đặc biệt là phụ nữ. Bởi vậy, tôi chọn đề tài "Những mô típ quen thuộc trong ca dao than thân của người Việt Nam (người Kinh)" là đề tài nghiên cứu.
Bình luận