Trong các ngữ liệu dưới đây, biện pháp lặp cấu trúc được thể hiện qua các mô hình cú pháp nào? Hãy phân tích tác dụng tu từ của các biện pháp lặp cấu trúc ấy

Câu 4. Trong các ngữ liệu dưới đây, biện pháp lặp cấu trúc được thể hiện qua các mô hình cú pháp nào? Hãy phân tích tác dụng tu từ của các biện pháp lặp cấu trúc ấy. 

a. Cứ như thế, hoa-học-trò thả những cánh son xuống cỏ, đếm từng giây phút xa bạn học sinh! Hoa phượng rơi, rơi,... Hoa phượng mưa. Hoa phượng khóc. Trường tẻ ngắt, không tiếng trống, không tiếng người. Hoa phượng mơ, hoa phượng nhớ. Ba tháng trời đằng đẵng. Hoa phượng đẹp với ai khi học sinh đã đi cả rồi!

(Xuân Diệu)

b. Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước; hoặc ham săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. 

(Trần Quốc Tuấn) 


a. Mô hình cấu trúc được lặp lại trong ngữ liệu là: “Hoa phượng X” (Hoa phượng rơi, rơi,... Hoa phượng mưa. Hoa phượng khóc. Hoa phượng mơ, hoa phượng nhớ.); “Không tiếng X” (không tiếng trống, không tiếng người). Tác giả sử dụng biện pháp lặp cấu trúc này nhằm thể hiện trạng thái trống vắng, buồn bã của không gian trường lớp vào buổi ngày hè. Nó không chỉ có chức năng liên kết (lặp) mà còn có tác dụng tu từ, biểu cảm. 

b. Mô hình cấu trúc được lặp lại trong ngữ liệu là: “Y mà không biết X” (nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm.); “Lấy X làm Y” (lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển,...). Việc sử dụng biện pháp lặp cấu trúc này nhằm nhấn mạnh sự vô dụng, bất tài của quân lính. 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác