Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 26 đất. Các nhân tố hình thành đất

Bài tập: Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 26 đất. Các nhân tố hình thành đất


Câu 1: Thổ nhưỡng là gì?  Gồm những thành phần nào? Nêu đặc điểm của những thành phần đó?

Trả lời:

  • Thổ nhưỡng (hay còn gọi lớp đất) là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa.
  • Đất gồm có hai thành phần chính là thành phần khoáng và hữu cơ.
    • Khoáng: có tỉ lệ lớn ( 90 – 95%), các hạt màu loang lổ ( do đá gốc tạo ra hoặc do bồi tụ, lắng lại).
    • Hữu cơ: Tỉ lệ nhỏ, chủ yếu ở tầng trên, màu xám hoặc đen ( sinh vật phân hủy -> chất mùn cho cây).
    • Ngoài ra, trong đất còn có nước và không khí: Tồn tại trong các khe hổng của các hạt khoáng.

 

Câu 2: Kể tên các tầng đất và nhận xét về độ dày và màu sắc của các tầng đất đó?

Trả lời:

Mẫu đất gồm có ba tầng đó là: tầng chứa mùn, tầng tích tụ và tầng đá mẹ.

  • Tầng chứa mùn: Thành phần hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ, bao gồm các sinh vật sống lẫn xác động vật, thực vật phân hủy thành, tồn tại chủ yếu ở tầng trên cùng của lớp đất. Tầng này thường có màu xám thẫm.
  • Tầng tích tụ: Thành phần khoáng, chiếm phần lớn trọng lượng của đất, gồm những hạt khoáng (đã vỡ vụn), có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau.
  • Tầng đá mẹ: Là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng của đất.

 

Câu 3: Con người có vai trò như thế nào đến độ phì của đất? Để làm tăng độ phì cho đất, cần phải có những giải pháp gì?

Trả lời:

Trong sản xuất nông nghiệp các hoạt động kinh tế có vai trò làm độ phì của đất tăng hoặc giảm đi:

  • Nếu con người biết trồng cây,chăm sóc,bảo vệ,bón phân và canh tác đúng phương pháp độ phì sẽ tăng lên đất trở nên tốt.
  • Tuy nhiên, ngược lại nếu việc khai thác bừa bãi không có kế hoạch, không đúng p­ương pháp độ phì sẽ giảm đất sẽ giảm đi.

Các biện pháp làm tăng độ phì của đất:

  • Làm đất (cày, bừa, xáo, xới..).
  • Bón phân hữu cơ, vô cơ cho đất.
  • Bón vôi cải tạo đất.
  • Thau chua, rửa mặn.
  • Làm thuỷ lợi để tưới tiêu cho đất.

 

Câu 4: Độ phì của đất là gì? Độ phì có ảnh hưởng gì đến sản xuất nông nghiệp?

Trả lời:

Độ phì của đất là khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng, nước, nhiệt, khí để cho thực vật sinh sống.

Độ phì của đất có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Nếu độ phì cao, đất tươi xốp, màu mỡ thì thực vật sẽ sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Ngược lại, nếu độ phì của đất thấp, đất nghèo nàn, cằn cỗi thì thực vật sẽ sinh trưởng khó khăn.

Vì vậy, trong quá trình khai thác và sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, chúng ta cần phải có những biện pháp cải tạo đất để đất luôn được tươi xốp, màu mỡ.

 

Câu 5: Trình bày các nhân tố hình thành đất?

Trả lời:

Các nhân tố hình thành đất bao gồm ba thành phần chính: đá me, sinh vật và khí hậu.

  • Đá mẹ: Nguồn gốc sinh ra các thành phần khoáng trong đất. Đá mẹ có ảnh hưởng đến màu sắc và tính chất của đất.
  • Sinh vật: Nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ.
  • Khí hậu: đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải chất khoáng và hữu cơ trong đất.
  • Ngoài ba nhân tố chính ở trên, sự hình thành đất còn chịu ảnh hưởng của địa hình (dốc hoặc bằng phẳng) và thời gian hình thành đất).

 

Câu 6: Hãy nêu những loại đất hình thành trên đá mẹ?

Trả lời:

Những loại đất hình thành trên đá mẹ là granit thường có màu xám, chua và nhiều cát.

Ngoài ra còn đá badan hoặc đá vôi thường có màu nâu hoặc đỏ, chứa nhiều chất làm thức ăn cho cây trồng, đó là loại đất tốt trong nông nghiệp.

 

Câu 7: Dựa vào sự hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết các nguyên nhân làm giảm độ phì nhiêu của đất?

Trả lời:

Các nguyên nhân làm giảm độ phì nhiêu của đất là:

  • Chặ đốt rừng làm rẫy, trồng cây lương thực ngắn ngày trên đất dốc khiến đất bị rửa trôi, xói mòn.
  • Trong quá trình trồng trọt không có biện pháp bồi dưỡng, bảo vệ đất như bón phân hữu cơ, trồng xen hoặc luân canh các loài cây phân xanh, cây họ đậu, trồng độc canh.
  • Đất bị thoái hóa do con người chỉ chú trọng bón phân vô cơ trong sản xuất nông nghiệp.
  • Ô nhiễm đất do sử dụng các loại nông dược
  • Đất bị thoái hóa do bị ô nhiễm chất độc bởi các hoạt động khác của con người như rác thải sinh hoạt và công nghiệp.
  • Đất bị thoái hóa do bị nhiễm phèn, nhiễm mặn…..

Từ khóa tìm kiếm Google: câu hỏi ôn tập bài 26 địa 6, câu hỏi ôn tập bài Đất. Các nhân tố hình thành đất, tổng hợp câu hỏi bài 26 đất. Các nhân tố hình thành đất, ôn tập câu hỏi địa lí lớp 6 kì 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều