Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 18 thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí

Bài tập: Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 18 thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí


Câu 1: Thời tiết là gì? Khí hậu là gì?

Trả lời:

Thời tiết là tình trạng khí quyển ở dưới thấp (nhiệt độ, độ ẩm, khí áp...) ở một nơi nào đó, trong một thời gian ngắn (1 buổi hoặc một vài ngày).

Khí hậu là tình trạng thời tiết được lặp đi lặp lại trong một thời gian dài từ năm này qua năm khác (vài chục năm) và trở thành qui luật.

 

Câu 2: Nhiệt độ không khí là gì? Cách đo nhiệt độ không khí?

Trả lời:

  • Nhiệt độ không khí là lượng nhiệt khí mặt đất hấp thụ năng lượng nhiệt Mặt Trời rồi bức xạ lại vào không khí.
  • Cách đo nhiệt độ không khí:
    • Dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ không khí
    • Để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m
    • Đo ít nhất 3 lần trong một ngày (5h, 13h và 21h)
    • Tính nhiệt độ trung bình ngày= Tổng nhiệt độ các lần đo/Số lần đo.
  • Ví dụ: Đo ba lần trong ngày được lần lượt là 25 độ, 37 độ, 34 độ. Vậy nhiệt độ TB là:

     Nhiệt độ TB = (25 + 37 + 34) :3 = 32 độ.

 

Câu 3: Giả sử có một ngày ở Hà Nội, người ta đo nhiệt độ lúc 5 giờ được 19 độ C, lúc 13 giờ được 27 độ C và lúc 21 giờ được 20 độ C. Hỏi nhiệt độ TB của ngày hôm đó là bao nhiêu? Em hãy nêu cách tính?

Trả lời:

Ta có công thức tính:

Nhiệt độ TB ngày = Tổng nhiệt độ các lần đo trong ngày/ số lần đo.

Lắp vào công thức ta có:

Nhiệt độ TB ngày = (19 +27 +20) : 3 = 22 độ C.

Vật nhiệt độ TB của ngày hôm đó ở Hà Nội là 22 độ C.

 

Câu 4: Tại sao vào mùa hạ: Những miền gắn biển có không khí mát hơn đất liên. Ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?

Trả lời:

Do đặc tính hấp thụ nhiệt của nước và đất là khác nhau: mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước. Khi nước biển nóng lên thì bốc hơi, mà càng bốc hơi thì nhiệt độ càng giảm đi, vì hơi nước trong không khí hâp thụ bức xạ mặt trời làm giảm lượng bức xạ mặt trời tới mặt nước. Mặt khác, có tới 60% nhiệt lượng trên các biển ở nhiệt đới chi cho việc bốc hơi nước. Vì thế ở biển và đại dương, nhiệt độ lên xuống chậm hơn trên đất liền. Ket quả là vào mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền, ngược lại về mùa đông, những miền gần biển lại ấm hơn trong đất liền vì những miền gần biên chịu ảnh hưởng của nhiệt độ không khí ở biên và đại dương.

 

Câu 5: Tại sao lại có sự khác nhau giữa khí hậu lục địa và khí hậu đại dương?

Trả lời:

Sự tăng, giảm nhiệt độ của mặt đất và mặt nước rất khác nhau.

Các loại đất, đá mau nóng, nhưng cũng mau nguội; còn nước thì nóng chậm hơn nhưng cũng lâu nguội hơn.

Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa cũng khác nhau.

=> Chính sự khác biệt này đã sinh ra 2 loại khí hậu: lục địa và đại dương.

 

Câu 6: Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa (góc bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ?

Trả lời:

Mặt đất nóng nhất vào lúc 13 giờ mà không phải lúc 12 giờ là vì: Các tia bức xạ mặt trời khi đi qua khí quyển chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên mà phải đợi mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của măt trờirồi bức xạ vào không khí. Lúc đó, không khí mới nóng lên. Điều đó giải thích tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ.

 

Câu 7: Trình bày sự thay đổi của nhiệt độ của không khí?

Trả lời:

Sự thay đổi nhiệt độ của không khí là:

Thay đổi theo vị trí gần hay xa biển: Sự tăng giảm nhiệt độ giữa mặt đất và mặt nước khác nhau sinh ra hai loại khí hậu khác nhau là khí hậu lục địa và đại dương.

  • Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao: Càng lên cao không khí càng loãng, nhiệt độ càng hạ thấp.
  • Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ: Càng gần xích đạo, nhiệt độ càng cao, càng gần hai cực, nhiệt độ càng hạ thấp.

 

Câu 8: Người ta đã tính nhiệt độ TB ngày, TB tháng và TB năm như thế nào?

Trả lời:

Để tính nhiệt độ trung bình ta chỉ cần áp dụng công thức dưới đây:

  • Nhiệt độ TB ngày = Tổng nhiệt độ các lần đo trong ngày/ số lần đo trong ngày.
  • Nhiệt độ TB tháng = Tổng nhiệt độ TB của các ngày trong tháng/số ngày của tháng đó.
  • Nhiệt độ TB năm= Tổng nhiệt độ trung bình 12 tháng/12.

 

Câu 9: Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng chứa hơi nước của không khí ?

Trả lời:

Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao, lượng hơi nước chứa được càng nhiều (độ ẩm càng lớn).

 

Câu 10: Nhiệt độ không khí ở vĩ độ thấp (xích đạo) khác với nhiệt độ không khí ở vĩ độ cao như thế nào?

Trả lời:

Ở xích đạo, quanh năm góc chiếu của ánh sáng Mặt Trời lớn nên mặt đất nhận được nhiều nhiệt. Càng lên vĩ độ cao (chí tuyến Bắc), gần cực góc chiếu của ánh sáng Mặt Trời càng chiếu chếch, mặt đất nhận được lượng nhiệt ít hơn nên vùng vĩ độ thấp nóng hơn các vùng ở vĩ độ cao.

Đây là sự thay đổi nhiệt độ không khí theo vĩ độ.


Trắc nghiệm địa lí 6 bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí
Từ khóa tìm kiếm Google: câu hỏi ôn tập bài 18 địa 6, câu hỏi ôn tập bài thời tiết khí hậu và nhiệt độ không khí, tổng hợp câu hỏi bài 18 thời tiết khí hậu và nhiệt độ không khí, ôn tập câu hỏi địa lí lớp 6 kì 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo