Tìm hiểu cách tác giả triển khai ý thơ đã được báo hiệu ở nhan đề “Thu điếu”.

Câu 3: Tìm hiểu cách tác giả triển khai ý thơ đã được báo hiệu ở nhan đề “Thu điếu”.


- Bài thơ đã đảm bảo được tính nhất quán, từ nhan đề đến mọi chi tiết miêu tả đều trực tiếp hay gián tiếp làm rõ hai từ “Thu điếu” (nghĩa là “Câu cá mùa thu”). Mới chỉ đọc hai câu 1 – 2 (thừa đề và phá đề), ta đã thấy ngay cái cảnh được báo hiệu từ tên gọi tác phẩm: có “ao”, có “thu” (hợp lại thành “ao thu”), có nước trong veo, có chiếc thuyền câu nhỏ. Đúng là bài thơ nói chuyện “Câu cá mùa thu”, tuy câu cá chỉ là hình thức bề ngoài. Các câu tiếp theo của bài đều được tổ chức xoay xung quanh "trục" này, dù có lúc người đọc có cảm tưởng tác giả nhấn mạnh vào yếu tố “thu” hơn yếu tố “câu cá”. Cảnh thu đã được nhìn từ con mắt của một người ngồi câu trong ao. Thực ra, những điều vừa nói đều thuộc vấn đề kĩ thuật làm thơ mà một người có kinh nghiệm sáng tác và có vốn quan sát phong phú dễ dàng vượt qua, chưa nói gì đến bậc thầy Nguyễn Khuyến.

- “Thu điếu” là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật thuộc “thể bằng”, do tiếng thứ hai ở câu mở đầu mang thanh bằng (“thu”). Theo mô hình chuẩn về thanh điệu, chỉ có ba tiếng trong bài rơi vào biệt lệ “nhất tam ngũ bất luận” là “lá” ở câu 4, “lơ” ở câu 5 và “cá” ở câu 8. Dĩ nhiên, đây là điều được phép. Các phương diện khác như niêm, đối được tuân thủ nghiêm chỉnh.


Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác