Giải nghĩa hai câu thơ: “Tựa gối buông cần lâu chẳng được – Cá đâu đớp động dưới chân bèo”.

Câu 4: Giải nghĩa hai câu thơ: “Tựa gối buông cần lâu chẳng được – Cá đâu đớp động dưới chân bèo”.


Các cách hiểu có thể có:

– Tì tay vào đầu gối buông cần đã lâu mà chẳng câu được gì. Liền lúc đó nghe có tiếng con cá nào đớp mồi động dưới chân bèo.

– Khó mà ngồi mãi trong tư thế tựa gối buông cần...

– Muốn ngồi tựa gối buông cần lâu một chút cũng không được vì có tiếng con cá nào đớp mồi động dưới chân bèo (người ngồi câu không thiết gì đến cá, chỉ thích được yên tĩnh mà suy tư, không muốn dòng suy tư bị đứt đoạn).

Các cách giải thích nêu trên đều có thể chấp nhận được do chúng không hoàn toàn loại trừ nhau. Riêng với câu "Cá đâu đớp động dưới chân bèo" không thể hiểu theo nghĩa cá “đâu có đớp” (nghĩa là “không” đớp). Từ “đâu” trong câu này là đại từ phiếm chỉ chứ không phải là hư từ phủ định, nó mang nét nghĩa giống nét nghĩa của từ “đâu” trong một câu “Kiều”: "Người đâu gặp gỡ làm chi".


Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác