Thử thay các từ đồng nghĩa với quả và trái, bỏ mạng và hi sinh trong các ví dụ ở mục 3c, 3d Hoạt động hình thành kiến thức và rút ra nhận xét.

2. Em hãy trao đổi với bạn để thực hiện các yêu cầu sau:

a. Thử thay các từ đồng nghĩa với quả và trái, bỏ mạng và hi sinh trong các ví dụ ở mục 3c, 3d Hoạt động hình thành kiến thức và rút ra nhận xét.

b. Trong các cặp câu sau, câu nào có thể dùng hai từ đồng nghĩa thay thế nhau, câu nào chỉ sử dụng một trong hai từ đồng nghĩa đó?

(1) nuôi dưỡng / phụng dưỡng

  • Con cái có trách nhiệm ........... bố mẹ già.
  • Bố mẹ có trách nhiệm ........... con cái cho đến lúc con cái trưởng thành.

(2) đối xử / đối đãi

  • Nó ........... tử tế với mọi người xung quanh nên ai cũng mến nó.
  • Mọi người đều bất bình trước thái độ ........... của nó đối với trẻ em.

(3) trọng đại, to lớn

  • Cuộc Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa ......... đối với toàn dân tộc.
  • Ông ta thân hình ........... như hộ pháp.


 a. Nhận xét:

  • Từ quả và trái có thể thay thế vị trí cho nhau mà không làm mất đi ý nghĩa của câu.
  • Từ bỏ mạng và hi sinh không thể hoán đổi vị trí cho nhau bởi nó sẽ làm mất đi ý nghĩa của câu.
  • Như vậy ta thấy được không phải từ đồng nhĩa nào cũng có thể thay thế cho nhau.

b. 

  • Con cái có trách nhiệm phụng dưỡng bố mẹ già.
  • Bố mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng con cái cho đến lúc con cái trưởng thành
  • đối đãi tử tế với mọi người xung quanh nên ai cũng mến nó.
  • Mọi người đều bất bình trước thái độ đối xử của nó đối với trẻ em.
  • Cuộc Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa trọng đại  đối với toàn dân tộc.
  • Ông ta thân hình to lớn như hộ pháp.

Từ khóa tìm kiếm Google: Soạn văn 7 VNEN bài 9: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh trang 58, giải bài tập VNEN bài 9: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh trang 58 , VNEN bài 7: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh trang 58

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác