Soạn đề cương và tập luyện nói theo đề tài ở hai bài tập sau:

Nói và nghe

Soạn đề cương và tập luyện nói theo đề tài ở hai bài tập sau:

Bài tập 1. Đọc Người cầm quyền khôi phục uy quyền (trích Những người khốn khổ của Vich-to Huy-gô), có người cho rằng, cuối cùng thì Gia-ve đã giành lại được uy quyền của mình, lại có ý kiến khẳng định: người khôi phục uy quyền chính là Giăng Van-giăng. Bạn hãy nêu ý kiến của mình về vấn đề trên.

Bài tập 2. Có người cho rằng, trò đùa của nhân vật “tôi” trong Một chuyện đùa nho nhỏ (An-tôn Sê-khốp) chỉ là sự nông nổi, vô tâm của tuổi trẻ, đáng cảm thông; có người lại xem đó là trò tai ác, gây tổn thương cho Na-đi-a. Bạn suy nghĩ như thế nào về điều đó?


Nói và nghe

Phần Nói và nghe nêu yêu cầu chung cho cả hai bài tập. Nhiệm vụ quan trọng ở đây là soạn đề cương với từng đề tài nói cụ thể, từ đó có cách tập luyện nói hiệu quả. KẾT NỐI TRI THỨC

Bài tập 1.

– Thực tế đã tồn tại hai cách lí giải như đề tài đã nêu. Trong đoạn trích, Gia-ve có uy quyền trước Giăng Van-giăng cũng như Giăng Van-giăng có uy quyền trước Gia-ve. Uy quyền đó của từng người đã mất và giờ đây đang được khôi phục, theo cách riêng của mình. Như vậy, vấn đề quan trọng chưa phải ở chỗ xác định ai là người thực sự có uy quyền, mà là ở khả năng lập luận để cho thấy cách hiểu của mình là có cơ SỞ.

– Nhân vật Gia-ve: Trước sau, Gia-ve vẫn là một viên thanh tra, đại diện cho luật pháp. Với những người phạm pháp (trong đó có Giăng Van-giăng), Gia-ve dường như có quyền uy tối thượng. Quyền uy của Gia-ve đối với Giăng Van-giăng đã bị vô hiệu khi người tù khổ sai trước kia trở thành ông Ma-đơ-len – thị trưởng của thị trấn Mông-tơ-rơi. Nhưng lúc này, tại bệnh xá – nơi Phăng-tin đang được chăm sóc – không còn ông thị trưởng nào cả, mà chỉ có “một thằng ăn cắp” như cách nói đầy đắc thắng của Gia-ve. Vậy chẳng phải Gia-ve đã lấy lại được uy quyền của mình trước Giăng Van-giăng hay sao?– Nhân vật Giăng Van-giăng: Khi đang là thị trưởng, ông Ma-đơ-len là cấp trên của Gia-ve. Ông có quyền uy lớn trước viên thanh tra Gia-ve (bằng chứng là ông đã can thiệp buộc Gia-ve phải thả Phăng-tin). Nhưng khi Giăng Van-giăng quyết định đầu thú để cứu một người bị oan, thì ông đã chấp nhận trở lại với thân phận người tù vượt ngục, cũng coi như hết mọi uy quyền. Tuy nhiên, trong tình thế bị o ép, có nguy cơ không được thực hiện nghĩa vụ lương tâm trước Phăng-tin, Giăng Van-giăng đã có một hành động bất ngờ: giật thanh sắt cầm trong tay và nói một câu khiến Gia-ve phải run sợ. Vậy, phải chăng, Giăng Van-giăng cũng đã khôi phục uy quyền của mình trước Gia-ve?

− HS cần tham khảo cách giải quyết câu 6 và câu 7 trong hệ thống câu hỏi sau khi đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền để chuẩn bị đề cương bài nói cho chu đáo hơn. Đặc biệt, trả lời câu hỏi: trong lần giáp mặt này, nhân vật nào đã có biểu hiện sợ hãi, thì việc lựa chọn cách hiểu để lập đề cương cho bài nói sẽ thêm cơ sở và căn cứ cụ thể, xác thực hơn.

Bài tập 2.

- Đọc lại truyện, ghi nhanh những câu nhân vật “tôi” tự nói về trò đùa của mình, cũng như những tác động mà trò đùa đó gây ra đối với Na-đi-a để có hướng lựa chọn cách hiểu, từ đó lập đề cương cho bài nói.

– Cần nêu một số câu hỏi để trả lời, chẳng hạn: Trước, trong và sau khi “tôi” nói câu bông đùa, quan hệ giữa nhân vật “tôi” và Na-đi-a là thế nào? Động cơ gì khiến “tôi” nói rất nhiều lần câu:“Na-đi-a, anh yêu em!" mà thực sự anh ta không hề yêu? Mỗi lần trượt tuyết, Na-đi-a có trạng thái như thế nào khi nghe loáng thoáng bên tai mình câu nói đó mà không xác định được người nói? Trò đùa của nhân vật “tôi” có gây ra những hậu quả tiêu cực về tâm lí, ảnh hưởng đến cuộc sống của Na-đi-a hay không? Nhân vật tôi có ý thức như thế nào về trò đùa của mình?

– Trả lời thoả đáng các câu hỏi trên, HS sẽ hiểu sâu hơn về nhân vật “tôi” và trò đùa của anh ta, cũng như mức độ tác động của trò đùa đó đối với Na-đi-a. Từ đó, bạn lựa chọn một trong hai cách hiểu trên hoặc đưa ra cách hiểu riêng của mình để lập đề cương cho bài nói, miễn là các dữ kiện đưa ra từ tác phẩm phải phù hợp với lập luận.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác