Soạn bài Sông núi nước Nam giản lược nhất: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
B. Hoạt động hình thành kiến thức
2. Tìm hiểu văn bản
a) Nhận dạng thể thơ của bài Nam quốc sơn hà bằng cách hoàn thành các câu sau:
.................................................
3. Tìm hiểu về từ Hán Việt
a ) Trong câu thơ đầu tiên của bài thơ Nam quốc sơn hà ( bản phiên âm ), từng chũ ( yếu tố ) có nghĩa gì?
.................................................
4. Tìm hiểu chung về văn biểu càm
a) Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi:
.................................................
2. Tìm hiểu văn bản
a.
- Số câu trong bài: bốn câu
- Số chữ trong câu : bảy chữ
- Cách hiệp vần của bài thơ: chữ thứ 7 trong các câu 1,2,4 . Trong bài thơ này, vần “ư” được hiệp ở ba câu 1,2,4
- Bài thơ được viết bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
b. Lí do: Khi quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta, bỗng trong một đêm, quân sĩ chợt nghe tiếng ngâm thơ từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát làm cho quân giặc khiếp sợ
c. Ý 1: Sông núi nước Nam là của người Nam, sách trời đã định rõ. Từ đó khẳng định chủ quyền của dân tộc.
Ý 2: Kẻ thù xâm lược sẽ nhất định phải nhận lấy bại vong. Từ đó khẳng định ý chí kiên quyết bảo vệ chủ quyền dân tộc.
d.
- Dùng chữ “đế” mà không dùng chữ “vương” ở câu tho thứ nhất trong bài thơ cho thấy thái độ ngang hàng trong ý thức về dân tộc của người Việt.
- Hai cách nói khác nhau. Điều đó khẳng định sức mạnh và tinh thần chiến đấu quật cường của nhân dân ta.
- Giọng điệu của bài thơ dõng dạc, đanh thép, hào hùng như âm vang của cả dân tộc, khiến quận giặc phải khiếp sợ tinh thần chiến đấu của quân dân thời Lí – Trần.
- Bài thơ được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, khẳng định chủ quyền lãnh thổ dân tộc. Bài thơ tuy thiên về biểu đạt ý kiến. Tuy nhiên, đằng sau tư tưởng độc lập chủ quyền trong tác giả ấy, là một tấm lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tin tưởng vào chiến thắng của đất nước trước kẻ thù.
3. Tìm hiểu về từ Hán Việt
a.
Âm Hán Việt | Nam | quốc | sơn | hà | Nam | đế | cư |
Nghĩa | phương Nam | nước | núi | sông | nước Nam | vua | ở |
b. Các tiếng có thể ghép là: Nam quốc, sơn hà, Nam đế, đế cư
c.
Câu chứa yếu tố Hán Việt | Nghĩa của yếu tố Hán Việt |
Vua của một nước được gọi là thiên(1) tử. | Thiên (1) : trời |
Các bậc nho gia xưa đã từng đọc Thiên(2) kính vạn quyển | Thiên (2): nghìn |
Trong trận đấu này , trọng tài đã thiên (3) vị đội chủ nhà | Thiên(3) :nghiêng về |
d. Ví dụ như học, tập, bút, hoa, quả
4. Tìm hiểu chung về văn biểu càm
a. Bài ca dao là lời của cô gái đang tự nói về mình hoặc là lời của một chàng trai đang nhìn về phái cô gái đằng xa để nói, bày tỏ tình yêu, lòng tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên nơi thôn quê và vẻ đẹp đầy sức sống của cô thôn nữ.
b. So sánh cách biểu cảm:
- Bài ca dao bày tỏ tình cảm với cô gái thông qua từ ngữ
- Đoạn văn thứ (2): tác giả bày tỏ tình cảm, sự yêu mến với loài hoa hải đường thông qua miêu tả và tự sự.
- Đoạn văn thứ (1): bày tỏ tình cảm yêu quý cô giáo của mình thông qua các từ ngữ miêu tả trực tiếp (cô giáo rất tốt của em, sẽ nhớ đến cô, tìm gặp cô…)
Biểu cảm trực tiếp: đoạn (1)
Biểu cảm gián tiếp: bài ca dao, đoạn (2)
c. Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. Tình cảm trong văn bản biểu cảm thường là những tình cảm được thấm nhuần tư tưởng nhân văn (như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, ghét những thói tầm thường, độc ác).
Xem toàn bộ: Soạn VNEN bài Sông núi nước Nam giản lược nhất
Bình luận