Soạn bài Những câu hát nghĩa tình giản lược nhất: Mục B hoạt động hình thành kiến thức

B. Hoạt động hình thành kiến thức

2. Tìm hiểu văn bản

2.1. Lựa chọn một bài trong chùm ca dao và trả lời các câu hỏi:

a) Bài ca dao là lời của ai nói với ai? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó?

......................................................

3. Tìm hiểu về từ láy

a) Dựa vào những hiểu biết về từ láy đã học, hãy tìm những từ láy trong các câu văn sau và cho biết: Các từ láy giống và khác nhau thế nào về đặc điểm âm thanh giữa các tiếng?

....................................................

4. Tìm hiểu về quá trình tạo lập văn bản

a) Những câu hỏi sau nói đến yêu cầu gì cần xác định trước tiên ( về nội dung, hình thức, mục đích, đối tượng) khi tạo lập một văn bản?

.............................................................


2. Tìm hiểu văn bản

2.1. Có thể lựa chọn như sau:

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận, hai thân vui vây

  • Bài ca dao là lời của người lớn nói với con cháu hoặc lời của anh em nói với nhau. Dựa vào các từ “bác mẹ”, “anh em”.
  • Tình cảm nổi bật trong bài thơ là lời răn dạy về tình cảm anh em trong gia đình, anh em phải sống hòa thuận để cha mẹ được vui lòng.
  • Sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh “Anh em như thể tay chân” thể hiện sự gắn bó thân mật, gần gũi của anh em trong một gia đình.

2.2. Một vài hiểu biết như: Ca dao thể hiện những tình cảm thiêng liêng, cao đẹp cuả ông cha ta, những cảm thấm nhuần tư tương nhân văn của mọi thời đại: tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, tình yêu cuộc sống, yêu lao động, tình yêu đôi lứa, yêu thương con người.

3. Tìm hiểu về từ láy

a. Các từ láy: đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu

  • Giống nhau: đều do hai tiếng tạo thành, có sự hòa phối về âm thanh.
  • Khác nhau: đăm đăm (giống nhau về phụ âm và vần), mếu máo (giống nhau về phụ âm đầu), liêu xiêu (có sự giống nhau về vần).

b. 

  • đăm đăm: từ láy toàn bộ
  • mếu máo: từ láy phụ âm đầu
  • liêu xiêu: từ láy bộ phần vần

c. 

  • Lí nhí, li ti, ti hí: âm thanh do các từ láy này gợi ra những thứ nhỏ bé tương ứng với những sự vật, hiện tượng mà các từ này thể hiện (ví dụ nói lí nhí, mắt ti hí…)
  • Nhấp nhô, phập phồng, bập bênh: Các từ láy phụ âm đầu, phần vần là tiếng gốc. Âm thanh của các từ này gợi ra trạng thái chuyển động liên tục hoặc sự thay đổi hình dáng của sự vật
  • Oa oa, tích tắc, gâu gâu: nghĩa từ láy oa oa, gâu gâu, tích tắc được tạo thành do đặc điểm về âm thanh, dựa trên nguyên tắc mô phỏng âm thanh: oa oa giống như tiếng khóc của em bé, gâu gâu giống âm thanh tiến chó sủa, tích tắc giống như âm thanh của kim đồng hồ.

d. Các từ láy có sắc thái giảm nhẹ hơn so với tiếng gốc ban đầu.

4. Tìm hiểu về quá trình tạo lập văn bản

a. Những yêu cầu cần xác định khi tạo lập văn bản:

  • Viết cho ai? (đối tượng)
  • Viết để làm gì? ( mục đích)
  • Viết về cái gì? (nội dung)
  • Viết như thế nào? (hình thức)

b. Sau khi xác định các việc trên, cần:

  • Tìm ý
  • Sắp xếp ý
  • Viết nháp (một số câu, đoạn)
  • Viết chính thức
  • Sửa chữa

c. Bài văn sau khi đã tạo lập cần đáp ứng tất cả các yêu cầu trên 

d. Cần thiết phải kiểm tra lại bài văn sau khi đã hoàn thành


Bình luận

Giải bài tập những môn khác