Số phận Tiểu Thanh và cảm xúc của tác giả trước số phận Tiểu Thanh được thể hiện như thế nào ở khổ thơ đầu?

Câu 3. Số phận Tiểu Thanh và cảm xúc của tác giả trước số phận Tiểu Thanh được thể hiện như thế nào ở khổ thơ đầu?


Nguyễn Du đứng trước bài thơ của nàng Tiểu Thanh mà nức nở:

“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”
(Dịch: Vườn hoa cạnh Tây Hồ đã thành bãi hoang,
Ta chỉ viếng nàng qua bài ký đọc trước cửa sổ mà thôi”

Hai câu thơ mở đầu nghe buồn não ruột bởi Nguyễn Du thấy sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại. Tây Hồ khi còn nàng Tiểu Thanh xinh đẹp, trẻ trung là một vườn hoa rực rỡ nhưng đến hiện tại chỉ còn là bãi hoang điêu tàn. Từ “tẫn” được tác giả sử dụng thể hiện mọi thứ đã bị thay đổi hoàn toàn, không còn một dấu vết nào của năm xưa. Sự thay đổi của thời gian quả thực khắc nghiệt: vườn hoa biến thành gò hoang là chứng tích của thời gian, còn cuộc đời hẩm hiu, đau khổ của nàng Tiểu Thanh cũng chỉ còn lại qua chứng tích là những trang giấy thơ văn mà thôi. Nguyễn Du đứng trước quang cảnh của thực tại, khó tránh những tiếng thở dài não ruột và liên tưởng đến thân phận của những người có tài văn chương. Sự lẻ loi, đơn độc lên đến tột cùng khi chỉ trong 1 câu thơ có tới 2 từ gồm từ “độc” và từ “nhất” xuất hiện.

Tiếp đến hai câu thực, câu chuyện về nàng Tiểu Thanh vẫn là tiền đề khơi gợi cảm xúc, lòng trắc ẩn của đại thi hào:

“Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư”
(Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương)

Bất cứ ai nghe câu chuyện về Tiểu Thanh cũng khó tránh khỏi sự tiếc thương cho cuộc đời đầy bi ai. Trước khi cảm nhận cái chết đang gần kề, Tiểu Thanh có thêu họa sĩ vẽ chân dung của mình nhưng nàng chỉ chọn được 1 bức duy nhất theo đúng ý để treo lên. Tiểu Thanh cứ nhìn bức tranh mình xinh đẹp, kiều diễm với thần thái tự tại mà khóc đến chết. Cuối cùng, chính bức tranh đó cũng bị người vợ cả đốt cùng thơ văn của nàng. Bằng cách sử dụng hình ảnh gắn liền với hồng nhan “chi phấn”, tác giả đã khéo léo nói về cuộc đời tài hoa bạc mệnh của người con gái ấy. Không chỉ vậy, Nguyễn Du còn khơi gợi ra những bất công, ngang trái trong cuộc sống đời thực, chẳng phải riêng của nàng Tiểu Thanh. Người tài hoa bị cái ác dập vùi trong đau khổ đến mức nếu son phấn có thần chắc chắn có chết cũng vẫn hận, còn văn chương dù không có số mệnh nhưng bị đốt bỏ cũng mãi vương vấn. Cái tàn nhẫn của người đời đủ khiến những vật vô tri vô giác cũng phải oán thán trời xanh.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác