Qua thí nghiệm nghiên cứu thành phần tia bức xạ từ phóng xạ tự nhiên (Hình 2.1), hãy cho biết các dòng hạt α, β, γ mang điện tích dương, âm hay không mang điện.
I. Phóng xạ tự nhiên và phóng xạ nhân tạo
1. Phóng xạ tự nhiên
Câu hỏi 1: Qua thí nghiệm nghiên cứu thành phần tia bức xạ từ phóng xạ tự nhiên (Hình 2.1), hãy cho biết các dòng hạt α, β, γ mang điện tích dương, âm hay không mang điện.
Luyện tập: Vì sao hạt α có giá trị điện tích lớn gấp đôi hạt β nhưng lại bị lệch ít hơn trong cùng một trường điện?
Câu hỏi 2: Vì sao tia γ không bị lệch trong trường điện?
Câu hỏi 3: Nhận xét về tổng số khối và tổng điện tích trước và sau phản ứng.
Câu hỏi 1:
Dòng hạt α (hạt nhân $_{2}^{4}\textrm{He}$) mang điện tích dương
Dòng hạt β ($_{-1}^{0}\textrm{e}$) mang điện tích âm
Dòng hạt γ không mang điện
Luyện tập:
Gia tốc hạt được tính bằng biểu thức: a = $\frac{F}{m}$ = $\frac{|q|.E}{m}$
Gia tốc hạt tỉ lệ thuận với giá trị điện tích, tỉ lệ nghịch với khối lượng hạt.
Tia α bản chất là các hạt nhân của nguyên tử $_{2}^{4}\textrm{He}$ có khối lượng lớn hơn nhiều so với tia β có bản chất là các electron nên dù điện tích có lớn hơn thì gia tốc hạt của tia β cũng lớn hơn so với tia α nên trong điện trường nó bị lệch nhiều hơn.
Câu hỏi 2: Tia γ không bị lệch trong trường điện vì tia γ là dòng các hạt không mang điện tích.
Câu hỏi 3: Theo một số quá trình phóng xạ tự nhiên trang 16, ta rút ra nhận xét: Tổng số khối và tổng điện tích trước và sau phản ứng không thay đổi.
Bình luận