Phản ứng phân huỷ của potassium chlorate: KClO3(s) → KCl(s) + $\frac{3}{2}O2(g) Dựa vào các giá trị của $\Delta _{r}H_{298}^{o}, S_{298}^{o}$ ở Bảng 4.1 để tính toán và cho biết ở điều kiện chuẩn phản ứng có khả năng tự xảy ra ở 25°C không?
II. Năng lượng tự do Gibbs
Câu hỏi 5: Phản ứng phân huỷ của potassium chlorate:
KClO3(s) → KCl(s) + $\frac{3}{2}O2(g)
Dựa vào các giá trị của $\Delta _{r}H_{298}^{o}, S_{298}^{o}$ ở Bảng 4.1 để tính toán và cho biết ở điều kiện chuẩn phản ứng có khả năng tự xảy ra ở 25°C không?
Câu hỏi 6: Dựa vào các giá trị của $\Delta _{r}H_{298}^{o}, S_{298}^{o}$ ở Bảng 4.1, hãy cho biết có thể dùng C (graphite) để khử Fe2O3 thành Fe ở điều kiện chuẩn theo phương trình sau được không?
3C(graphite) + 2Fe2O3(s) ⟶ 4Fe(s) + 3CO2(g)
Câu hỏi 5
KClO3(s) → KCl(s) + 3232O2(g)
Tại 25oC (hay 298K)
Biến thiên enthalpy của phản ứng là:
$\Delta _{r}H_{298}^{o}$=∑$\Delta H_{298}^{o}$(sp)−∑$\Delta H_{298}^{o}$(cđ)
= [1.(-436,7) + $\frac{3}{2}$.0] – [1.(-397,7)] = -39 kJ
Biến thiên entropy của phản ứng là
$\Delta _{r}S_{298}^{o}$=∑$S_{298}^{o}$(sp)−∑$S_{298}^{o}$(cđ)
= (82,6 + $\frac{3}{2}$.205,0) – (1.143,1) = 247 (J/K)
Áp dụng công thức: $\Delta _{r}G_{298}^{o}$=$\Delta _{r}H_{298}^{o}$−T.$\Delta _{r}S_{298}^{o}$ = –39.103 – 298. 247 = – 112 606 J < 0
⇒ Ở điều kiện 25oC, phản ứng tự xảy ra được.
Câu hỏi 6
3C(graphite) + 2Fe2O3(s) ⟶ 4Fe(s) + 3CO2(g)
Tại 25 oC (hay 298K).
Biến thiên enthalpy của phản ứng là:
$\Delta _{r}H_{298}^{o}$=∑$\Delta H_{298}^{o}$(sp)−∑$\Delta H_{298}^{o}$(cđ)
= [4.0 + 3.(-393,5)] – [3.0 + 2.(-825,5)] = 470,5 kJ
Biến thiên entropy của phản ứng là
$\Delta _{r}S_{298}^{o}$=∑$S_{298}^{o}$(sp)−∑$S_{298}^{o}$(cđ)
= (4.27,3 + 3.213,7) – (3.5,7 + 2.87,4) = 558,4 (J/K)
Áp dụng công thức: $\Delta _{r}G_{298}^{o}$=$\Delta _{r}H_{298}^{o}$−T.$\Delta _{r}S_{298}^{o}$ = 470,5.103 – 298. 558,4 = 304 096,8 J > 0
⇒ Phản ứng không tự xảy ra.
⇒ Ở điều kiện 25oC, không thể dùng C (graphite) để khử Fe2O3 thành Fe được.
Bình luận