Dãy nào dưới đây các chất sắp xếp theo chiều tăng giá trị entropy chuẩn?
I. Entropy
Câu hỏi 1: Dãy nào dưới đây các chất sắp xếp theo chiều tăng giá trị entropy chuẩn?
A. CO2(s) < CO2(l) < CO2(g). B. CO2(g) < CO2(l) < CO2(s).
C. CO2(s) < CO2(g) < CO2(l) D. CO2(g) < CO2(s) < CO2(l).
Câu hỏi 2: Phản ứng nào dưới đây xảy ra kèm theo sự giảm entropy?
A. N2(g) + O2(g) → 2NO(g). B. N2O4(g) → 2NO2(g).
C. 2CO(g) → C(s) + CO2(g). D. 2HCl(aq) + Fe(s) → FeCl2(aq) + H2(g).
Câu hỏi 3: Biến thiên entropy chuẩn của phản ứng nào dưới đây có giá trị dương?
A. Ag+ (aq) + Br-(aq) → AgBr(s).
B. 2C2H6(g) + 3O2(g) → 4CO2(g) + 6H2O(l).
C. N2(g) + 2H2(g) → N2H4(g).
D. 2H2O2(l) → 2H2O(1) + O2(g).
Câu hỏi 4: Dựa vào dữ liệu ở Bảng 4.1, tính biến thiên entropy chuẩn của các phản ứng:
a) 4Fe(s) + 3O2(g) → 2Fe2O3(s) b) SO2(g) + O2(g) → SO3(g)
Câu hỏi 1: Đáp án: A
Khoảng cách giữa các phân tử càng lớn, tính hỗn loạn của hệ càng tăng khoảng cách giữa các phân tử tăng theo thứ tự: rắn < lỏng < khí là nên giá trị entropy chuẩn của CO2 tăng dần theo thứ tự là CO2(s) < CO2(l) < CO2(g).
Câu hỏi 2: Đáp án: C
Phản ứng C làm giảm số mol khí nên biến thiên entropy âm (∆S < O) nên phản ứng xảy ra kèm theo sự giảm entropy.
Câu hỏi 3: Đáp án D
Phản ứng D làm tăng số mol khí nên biến thiên entropy dương (∆S > O).
Câu hỏi 4:
Áp dụng công thức: $\Delta _{r}S_{298}^{o}$=∑$S_{298}^{o}$(sp)−∑$S_{298}^{o}$(cd)
a) Biến thiên entropy chuẩn của phản ứng là
$\Delta _{r}S_{298}^{o}$= (2.87,4) – (4.27,3 + 3.205) = - 549,4 (J/K)
b) Biến thiên entropy chuẩn của phản ứng là
$\Delta _{r}S_{298}^{o}$=256,7 – (248,1 + 1212.205,0) = – 93,9 (J/K)
Bình luận