Phân tích tác phẩm Nam quốc sơn hà

Câu hỏi 4. Phân tích tác phẩm Nam quốc sơn hà


Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Giọng thơ đanh thép, căm giận, hùng hồn, vừa mang sứ mệnh lịch sử như một bài hịch cứu nước, vừa mang ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nước Đại Việt.

Bài thơ là tiếng nói yêu nước và niềm tự hào dân tộc của nhân dân ta, thể hiện ý chí và sức mạnh Việt Nam. Nam quốc sơn hà là khúc tráng ca chống xâm lăng biểu lộ khí phách và ý chí tự lực tự cường của đất nước và con người Việt Nam.

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư.

Câu thơ đầu tiên mang ngôn ngữ trang trọng, ý thơ mạnh mẽ, đanh thép, khẳng định một chân lí lịch sử bất di bất dịch: “Sông núi nước Nam” là nơi phải do người Nam cai quản.

Trong đó đáng lưu ý ở chữ “đế” chứ không phải chữ “vương”. “Đế” là Hoàng Đế Trung Hoa – thiên tử độc nhất trong thiên hạ; còn “Vương” là vua các nước chư hầu – tức bầy tôi của “Đế” và do Hoàng Đế Trung Hoa phong cho hay chấp nhận.

Vì vậy, dùng chữ “đế” mà không dùng chữ “vương” ở câu thơ thứ nhất trong bài thơ cho thấy thái độ ngang hàng trong ý thức về dân tộc của người Việt luôn được xác định rõ ràng. Đó là tư thế bình đẳng, ngang hàng, tư tưởng độc lập về chính trị giữa hai quốc gia. Bởi đây là một dân tộc độc lập, tự cường, không phụ thuộc vào quốc gia nào khác.

Câu thơ thứ hai như một lời khẳng định chủ quyền về ranh giới, bờ cõi nước Nam được phân chia rõ ràng ở sách trời, được trời đất công nhận. Việc sử dụng ý niệm về đấng tối cao, có màu sắc thần linh khiến câu thơ thêm phần kì ảo và càng khẳng định sâu sắc hơn về chủ quyền dân tộc: Đất nước Nam được hình thành và có bờ cõi rõ ràng là hợp với ý trời, và đó là chân lí bất di bất dịch.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Câu thơ thư ba vừa bộc lộ bản chất phi nghĩa, vô đạo lí của bọn phong kiến phương Bắc đã bao đời  cậy thế mạnh,. Lí Thường Kiệt nghiêm khắc lên án hành động ăn cướp trắng trợn của giặc Tống cậy lớn làm càn luôn lăm le đô hộ nước ta. Câu thơ còn vừa còn là một câu dùng để hỏi, một câu dùng để khẳng định, tỏ thái độ rõ ràng, quyết liệt: coi kẻ xâm lược là ” nghịch lỗ”, những kẻ làm trái đạo trời thì chắc chắn sẽ bị trừng phạt. 

Câu thơ cuối như náo trước một cái kết cục xứng đáng cho những kẻ phạm vào sách trời, phạm vào đấng linh thiêng, coi thường chân lý, lẽ phải! Câu thơ vừa là một đòn tấn công mạnh mẽ giành cho kẻ thù xâm lược vừa có ý nghĩa  Khẳng định niềm tin, ý chí quyết tâm chiến thắng kẻ thù bảo vệ Tổ quốc ,bảo vệ độc lập dân tộc. và khích lệ tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm của nhân dân với Tổ quốc. 

Hai câu thơ cuối chính là Lời cảnh báo đanh thép, kiên quyết không phải lời đe doạ suông mà tựa chắc trên cơ sở bao lần chiến thắng giặc phương Bắc từ đầu Công nguyên đến lúc bấy giờ. Đó chính là lời tiên tri chắc nịch thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng để giữ vững nền độc lập tự do, tự chủ của Đại Việt mà bao đời nay, bao thế hệ người Việt đã đổ xương máu, hi sinh mới giành được.

Bài thơ như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam và được coi như bài thơ thần vì đó là sự khẳng định vững chắc quyền tồn tại độc lập và bình đẳng của non sông nam quốc. Đó cũng là quyết tâm sắt đá của vua tôi Đại Việt nhất định sẽ đập tan mọi âm mưu và hành động liều lĩnh, ngông cuồng của bất cứ bọn xâm lược nào dù chúng mạnh và nham hiểm đến đâu.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác