Ở thông tin 1, công dân đã thực hiện quyền gì của mình và thực hiện như thế nào?

Em hãy đọc thông tin, thảo luận tình huống dưới đây

Thông tin. Luật Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định, công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyên bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.

Tình huống. Anh X là nhân viên của Công ty H ở miền Bắc. Tháng trước, anh xin nghỉ phép vào miễn Nam để thăm người em ruột đang bị ốm. Do trục trặc vẻ vé tàu nên anh không thể trở ra miền Bắc và đến cơ quan làm việc ngay sau khi hết phép được. Anh X đã gọi điện thoại và gửi đơn đến Giám đốc Công ty nêu rõ lí do và xin được nghỉ thêm 3 ngày. Sau đó, Giám đốc Công ty H đã ra quyết định sa thải anh X với lí do: Tự ý nghỉ làm việc ở công ty. Anh X đã khiếu nại Quyết định của Giám đốc vì cho rằng, căn cứ vào Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019, quyết định sa thải anh là không đúng pháp luật.

a) Ở thông tin 1, công dân đã thực hiện quyền gì của mình và thực hiện như thế nào?

b) Vì sao anh X lại căn cứ vào Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019 đề khiếu nại quyết định của Giám đốc Công ty H?


a) Ở thông tin 1, công dân đã thực hiện quyền bầu cử, ứng cử:

Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. (theo Luật Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015).

b) Anh X căn cứ vào Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019 để khiếu nại quyết định của Giám đốc Công ty H vì: anh X gặp vấn đề bất khả kháng không thể đến công ty làm việc trong 3 ngày, nhưng không vi phạm các trường hợp nêu trong Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019 về việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.

Điều 125. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:

 1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;

 2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

 3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;

 4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.


Trắc nghiệm KTPL 10 cánh diều bài 19 Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (P2)
Từ khóa tìm kiếm Google: Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều, giải sách cánh diều 10 môn giáo dục kinh tế và pháp luật, giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 sách mới bài 19, bài 19 Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Xem thêm

Bình luận

Giải bài tập những môn khác