Nỗi lòng của chủ thể trữ tình được thể hiện qua những hình ảnh nào trong bốn câu thơ cuối?

Bài 6: Nỗi lòng của chủ thể trữ tình được thể hiện qua những hình ảnh nào trong bốn câu thơ cuối? Hình ảnh nào ấn tượng nhất? Vì sao?


Hướng dẫn:

Nỗi lòng của nhà thơ trong 4 câu thơ cuối là:

Ở câu 3 và câu 4, tác giả sử dụng hình ảnh nhân hóa và ẩn dụ: 

  • Khóm cúc nở hoa – tuôn dòng lệ: Có thể hiểu rằng đây là chỉ khóm cúc nở ra làm rơi giọt nước mắt hay khóm cúc nở ra giọt nước mắt. Câu thơ thể hiện rõ nỗi buồn của tác giả.
  • Cô chu – con thuyền cô độc: Hình ảnh gợi sự trôi nổi, lưu lạc của con người. Đây cũng chính là phương tiện để nhà thơ gửi gắm khát vọng về quê hương.

Các từ ngữ được sử dụng giàu sức gợi hình, thể hiện cảm xúc của tác giả:

  • “Lưỡng khai”: Nỗi buồn lưu cữu trải dài từ quá khứ đến hiện tại
  • “Nhất hệ”: Dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc mối tình nhà của tác giả.
  • “Cố viên tâm”: Tấm lòng hướng về quê cũ. Thân phận của kẻ tha hương, li hương luôn khiến lòng nhà thơ thắt lại vì nỗi nhớ quê (Lạc Dương), nhớ nước (Trường An – kinh đô nhà Đường).

Các hiện tượng, sự vật, hình ảnh có sự đồng nhất. 

  • Tình – cảnh: Nhìn cúc nở hoa mà lòng buồn tuôn giọt lệ
  • Quá khứ hiện tại: Hoa cúc nở hai lần năm ngoái – năm nay mà không thay đổi
  • Sự vật – con người: Sợi dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc chặt tâm hồn người.

→ Tóm lại, hai câu thơ đặc tả nỗi lòng đau buồn, tha thiết, dồn nén vì nỗi nhớ quê không thể giải tỏa của nhà thơ.

b. Câu 7 và 8

Câu 7 và câu 8, tác giả thể hiện sự nhộp nhịp may áo rét và giặt quần áo chuẩn bị cho mùa đông tới. Không khí dần gấp gáp hơn, thúc giục hơn.

Âm thanh tiếng chày đập vải báo hiệu mùa đông sắp đến, đồng thời diễn tả sự thổn thức, ngổn ngang, mong chờ ngày về quê của tác giả.

 

→ Bốn câu thơ khắc sâu tâm trạng buồn, cô đơn, lẻ loi, trầm lắng, u sầu vì nỗi mong nhớ trở về quê hương.

 

Bình luận

Giải bài tập những môn khác