Những thể loại văn học được hướng dẫn đọc hiểu ở sách Ngữ văn 11? Thể loại nào mới so với sách Ngữ văn 10? Cần chú ý điều gì khi đọc hiểu các văn bản văn học?

Câu 6. (Câu hỏi 1, SGK) Những thể loại văn học được hướng dẫn đọc hiểu ở sách Ngữ văn 11? Thể loại nào mới so với sách Ngữ văn 10? Cần chú ý điều gì khi đọc hiểu các văn bản văn học? 


Ngữ văn 10

Ngữ văn 11

Cần chú ý

Truyện:

- Truyện thần thoại

- Sử thi

- Truyện ngắn

- Tiểu thuyết

Truyện:

- Truyện thơ dân gian

- Truyện thơ Nôm

- Truyện ngắn

- Tiểu thuyết

Việc đọc hiểu nội dung và hình thức của tác phẩm phải gắn với đặc trưng thể loại. Vì vậy, cần đọc trực tiếp văn bản, nhận biết đặc điểm và cách đọc của thể loại.

Thơ:

- Thơ Đường luật

- Thơ tự do

Thơ:

- Thơ có yếu tố tượng trưng

- Thơ (nói chung)

Cần vận dụng yêu cầu về cách đọc hiểu thơ, vừa cần chú ý những yêu cầu riêng của mỗi văn bản thơ như: đặc điểm của thơ có yếu tố tượng trưng, nhận biết, và phân tích được tác dụng của các yếu tố này trong việc biểu đạt nội dung.

Kịch bản văn học:

- Tuồng

- Chèo

Kịch bản văn học:

- Bi kịch

Cần chú ý ngôn ngữ và hình thức trình bày của loại văn bản này, nhận biết và thấy được tác dụng của cách trình bày ấy.

Kí:

- Không học

Kí:

- Tùy bút, tản văn, truyện kí

Cần nắm được các đặc điểm chung và riêng của mỗi thể loại trong đó. Ngoài ra, cần nhận biết và thấy được sự kết hợp giữa sự thực và tưởng tượng, hư cấu và phi hư cấu,…

Tác giả:

- Thơ văn Nguyễn Trãi: văn nghị luận và thơ Nôm

Tác giả:

- Thơ văn Nguyễn Du: truyện thơ Nôm (Truyện Kiều) và thơ chữ Hán.

Chú ý các yêu cầu đọc hiểu truyện thơ Nôm, thơ chữ Hán, vận dụng những hiểu biết về Nguyễn Du để hiểu sâu tác phẩm của ông.


Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác