Nhóm từ Hán Việt thường có sắc thái nghĩa như thế nào? Sắc thái nghĩa của những từ đó giống hay khác với những từ có nghĩa tương đồng trong tiếng Việt? Hãy lấy ví dụ.
Câu 3: Nhóm từ Hán Việt thường có sắc thái nghĩa như thế nào? Sắc thái nghĩa của những từ đó giống hay khác với những từ có nghĩa tương đồng trong tiếng Việt? Hãy lấy ví dụ.
Nhóm từ Hán Việt thường có sắc thái nghĩa cổ kính, trang trọng hoặc khái quát, trừu tượng, khác hẳn với những từ có nghĩa tương đồng trong tiếng Việt.
- Sắc thái cổ kính, ví dụ: “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp” (Huy Cận, Tràng giang). Nếu thay “tràng giang” bằng sông dài thì câu thơ của Huy Cận sẽ mất đi sắc thái này.
- Sắc thái trang trọng, ví dụ: “Hôm nay, phu nhân Thủ tướng đến thăm các cháu ở nhà trẻ Hoa Hồng”. Cách dùng từ “phu nhân” (thay vì dùng từ “vợ”) phù hợp với vị thế của người được nói đến.
- Sắc thái khái quát, trừu tượng, ví dụ: “Các phụ huynh rất mong được biết kết quả học tập, rèn luyện của con em mình”. Từ “phụ huynh” không thể thay thế bằng từ “cha anh”.
Bình luận