Nhận xét về cách sử dụng các từ Hán Việt “tương tư, “keo loan” trong hai câu thơ sau: “Giữa đường đứt gánh tương tư,/ Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”.

Câu 7. Nhận xét về cách sử dụng các từ Hán Việt “tương tư, “keo loan” trong hai câu thơ sau: “Giữa đường đứt gánh tương tư,/ Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”.


- Các từ Hán Việt được sử dụng để Thúy Kiều giãi bày về cảnh ngộ:

  • “Tương tư”: là nhớ nhung người khác một cách mòn mỏi, day dứt, bồn chồn hay có tâm trạng lo lắng không yên, đam mê kéo dài tuyệt vọng đối với người đó. 
  • “Keo loan”: keo được làm từ huyết của con chim loan. 
  • “Mối tơ thừa”: Kiều hiểu, với nàng thì mối tình Kim – Kiều là mối tình đẹp nhưng với Vân đó chỉ là mối duyên thừa, mối duyên chắp vá. -> Kiều hiểu sự thiệt thòi của em.

=> Những từ Hán Việt được dùng trong câu thơ thể hiện vốn hiểu biết rộng, sự sàng lọc kỹ lưỡng của Nguyễn Du về ngôn từ. Qua các từ ngữ Hán Việt, Thúy Kiều thể hiện được sự trân trọng, nâng niu mối tính của mình với Kim Trọng, và nỗi đau khi phải lìa bỏ và trao cho người khác. 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác