Nguyễn Văn N, 19 tuổi là thanh niên hư hỏng, nghiện ma túy. Không có tiền để hút, N nảy sinh ý định đi cướp xe máy. N tìm được người quen là Trần Văn A, 17 tuổi, bỏ học lang thang ở bến xe để cùng bàn kế hoạch đi cướp.

Câu hỏi: Nguyễn Văn N, 19 tuổi là thanh niên hư hỏng, nghiện ma túy. Không có tiền để hút, N nảy sinh ý định đi cướp xe máy. N tìm được người quen là Trần Văn A, 17 tuổi, bỏ học lang thang ở bến xe để cùng bàn kế hoạch  đi cướp. Hai tên thuê người chở xe ôm đến chổ vắng chúng dùng dao uy hiếp, cướp xe máy và đâm người lái xe ôm trọng thương (thương tật 70%).

Căn cứ vào hành vi vi phạm pháp luật của N và A là phạm tội có tổ chức, có kế hoạch và hung khí nguy hiểm gây thương tích cho nạn nhân. Tòa xử Nguyễn Văn N tù chung thân. Trần Văn A bị phạt 17 năm tù. Gia đình N cho rằng tòa xử như vậy là thiếu công bằng vì N và A cùng độ tuổi, cùng nhau thực hiện vụ cướp của giết người.

Theo em, thắc mắc của gia đình N là đúng hay sai? Vì sao?


Thắc mắc của gia đình N là sai vì:

Đối với Nguyễn Văn N: Tòa căn cứ vào quy định tại điểm a khoản 4 điều 133 Bộ luật Hình sự về tội cướp tài sản: Người nào gây tội thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho người khác mà tỉ lệ thương tật từ 61% trở lên thì bị phạt tù từ 18 năm đến hai mươi năm, chung thân hoặc tử hình => Tòa xử Nguyễn Văn N chúng thân là đúng.

Đối với Trần Văn Á tuy thực hiện một số tội phạm với Nguyễn Văn N nhưng vì A mới 17 tuổi nên ngoài việc áp dụng điểm a khoản 4 điều 133 Bộ luật hình sự, tòa còn áp dụng khoản 1 điều 73 Bộ luật Hình sự về quy định đối với người chưa thành niên phạm tôi, theo đó, mức phạt cao nhất được áp dụng đối với hành vi phạm tội này là không quá 18 năm tù.


Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật (P3)
Từ khóa tìm kiếm Google: công dân bình đẳng trước pháp luật, giải GDCD bài 3 lớp 12, câu hỏi bổ sung bài 3 GDCD lớp 12.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác