Luyện tập

Luyện tập

Câu 1: Em hãy thảo luận cùng bạn và cho biết ý kiến về các phát biểu sau:

a) Luật Hình sự quy định về tội phạm và trách nhiệm hình sự

b) Nhân đạo là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam.

c) Mệnh lệnh phục tùng là nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam.

d) Pháp luật hình sự Việt Nam không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với suy nghĩ của con người.

đ) Một hành vi chỉ bị coi là tội phạm khi người thực hiện hành vi đó có lỗi.

Câu 2: Em hãy cho biết nguyên tắc nào của pháp luật hình sự được áp dụng trong các trường hợp sau:

a) K và Q bị công an bắt vì tội trộm cắp tài sản trong một vụ án. Tòa án đã xem xét tính chất, mức độ tham gia, quan hệ nhân thân và quyết định K và Q phải chịu mức hình phạt khác nhau.

b) Anh T trong quá trình chấp hành án có ý thức cải tạo tốt nên được xét ra tù trước thời hạn.

c) Anh M tố cáo với cơ quan công an ông K có ý định xâm hại thân thể, sức khỏe gia đình anh. Qua xém xét đơn tố cáo, cơ quan công an kết luận không có cơ sở để khởi tố vụ án hình sự.

d) Ông H bị tòa án kết tội vì chống người thi hành công vụ.

đ) Anh Y bị tòa án tuyên phạt 18 tháng cải tạo không giam giữ về tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ.

Câu 3: Em hãy cho biết trường hợp nào sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự. Vì sao?

a) D( mắc bệnh tâm thần) đánh người gây thương tích 40%

b)A đánh bạn gây thương tích với tỉ lện 9%

c) K đột ngột lấy trộm xe đạp điện trị giá 3 triệu đồng.

d) Anh A đang tham gia giao thông, đi đúng phần đường quy định, đúng tốc độ, chú ý quan sát nhưng có 2 người đuổi nhau chạy nhanh từ trong nhà ra và bị xe anh A đâm bị thương.

Câu 4: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Trường hợp 1:

  • Theo em, nhận định của Hội đồng xét xử đang tuân theo nguyên tắc nào trong Luật Hình sự?
  • Em đồng ý với ý kiến nào của 2 bạn A, B? Vì sao?

Trường hợp 2:

  • Theo em, nguyên tắc mà B đang đề cập là nguyên tắc nào?
  • Tại sao B không đồng ý với ý kiến của A?

Câu 5: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

  • Em có đồng ý với cách hiểu của M không? Vì sao?
  • Em sẽ giải thích như thế nào cho M hiểu về trách nhiệm pháp lí từ hành vi của K và P?

Câu 6: Em hãy thảo luận cùng bạn và đưa ra nhận xét về những hành vi sau:

a) A tích cực tham gia cuộc thi tuyên truyền về pháp luật hình sự.

b) B (16 tuổi) rủ rê bạn cùng lớp là M thực hiện hành vi vận chuyển chất cấm để lấy tiền tiêu xài.

c) C tố giác hành vi phạm tội với cơ quan công an.

d) D tham gia ẩu đả làm nạn nhân bị thương nặng.

Câu 7: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi

Tình huống 1:

  • Em đồng tình với ý kiến A hay B? Vì sao?
  • Theo em, có phải mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội đều là tội phạm hay không? Vì sao?

Tình huống 2: 

  • Theo em, thông tin C đưa ra đúng hay sai? Vì sao?
  • Theo em, học sinh trung học phổ thông cần có trách nhiệm gì trong tuyên truyền, vận động mọi người tuân thủ pháp luật hình sự?


Câu 1: 

a) Luật Hình sự quy định về tội phạm và trách nhiệm hình sự

Đúng vì tội phạm là những người đã gây ra hành vi vi phạm pháp luật và họ phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi của mình.

b) Nhân đạo là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam.

Đúng vì trong bộ luật hình Việt Nam nêu rõ các nguyên tắc cơ bản như nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghãi của pháp luật Hình sự Việt Nam, nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc dân chủ, nguyên tắc hành vi, nguyên tắc lỗi và cuối cùng là nguyên tắc nhân đạo.

c) Mệnh lệnh phục tùng là nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam.

Sai vì Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hình sự là phương pháp mệnh lệnh - phục tùng. Theo đó, các quy phạm pháp luật hình sự đều có cách thức tác động chung là bắt buộc người phạm tội cũng như pháp nhân thương mại trong trường họp nhất định phải thực hiện nghĩa vụ pháp lí là Trách nhiệm hình sự.

d) Pháp luật hình sự Việt Nam không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với suy nghĩ của con người.

Đúng vì chưa cấu thành gành vi phạm tội gây ảnh hưởng tổn thất tới thân thể, sức khỏe của người khác.

đ) Một hành vi chỉ bị coi là tội phạm khi người thực hiện hành vi đó có lỗi.

Khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật được coi là tội phạm tùy vào mức độ nặng nhẹ của hành vi người đó gây ra.

Câu 2: Em hãy cho biết nguyên tắc nào của pháp luật hình sự được áp dụng trong các trường hợp sau:

a) K và Q bị công an bắt vì tội trộm cắp tài sản trong một vụ án. Tòa án đã xem xét tính chất, mức độ tham gia, quan hệ nhân thân và quyết định K và Q phải chịu mức hình phạt khác nhau.

- Nguyên tắc pháp chế

b) Anh T trong quá trình chấp hành án có ý thức cải tạo tốt nên được xét ra tù trước thời hạn.

- Nguyên tắc nhân đạo

c) Anh M tố cáo với cơ quan công an ông K có ý định xâm hại thân thể, sức khỏe gia đình anh. Qua xém xét đơn tố cáo, cơ quan công an kết luận không có cơ sở để khởi tố vụ án hình sự.

- Nguyên tắc lỗi

d) Ông H bị tòa án kết tội vì chống người thi hành công vụ.

- Nguyên tắc hành vi

đ) Anh Y bị tòa án tuyên phạt 18 tháng cải tạo không giam giữ về tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ.

- Nguyên tắc nhân đạo.

Câu 3: 

a) D( mắc bệnh tâm thần) đánh người gây thương tích 40%

- Không phải chịu trách nhiệm hình sự vì người phạm tội phải có năng lực trách nhiệm và khả năng nhận thức được hành vi và khả năng điều khiển được hành vi của mình nhưng D mắc bệnh tâm thần nên không kiểm soát được hành vi của mình.

b)A đánh bạn gây thương tích với tỉ lện 9%

Có chịu trách nhiệm hình sự vì theo quy định của pháp luật, về cơ bản, thì hành vi cố ý gây thương tích sẽ bị khởi tố hình sự theo khoản 1 Điều 134 nêu trên, nếu mức độ thương tích từ 11% đến 30%.

c) K đột ngột lấy trộm xe đạp điện trị giá 3 triệu đồng.

Có chịu trách nhiệm vì theo quy định của pháp luật nếu giá trị xe máy mà em bạn trộm cắp có giá trị là 3 triệu, khung hình phạt áp dụng là tội ít nghiêm trọng và phải chịu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt cao nhất là đến 3 năm tù giam.

d) Anh A đang tham gia giao thông, đi đúng phần đường quy định, đúng tốc độ, chú ý quan sát nhưng có 2 người đuổi nhau chạy nhanh từ trong nhà ra và bị xe anh A đâm bị thương.

Không chịu trách nhiệm hình sự vì thái độ chủ quan của 2 người đuổi nhau đã gây thương tích cho anh A đối với hành vị nguy hiểm cho xã hội do mình gây ra với hậu quả của hành vi thể hiện dưới dạng vô ý.

Câu 4: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Trường hợp 1:

  • Theo em, nhận định của Hội đồng xét xử đang tuân theo nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự
  • Em đồng ý với ý kiến  B Vì tội phạm đã có sự ăn năn, xám hối và mong muốn được cải tạo để trở thành công dân tốt cho xã hội và đây là lần đầu phạm tội nên được sự khoan dung cho tội phạm cơ hội sửa đổi.

Trường hợp 2:

  • Theo em, nguyên tắc mà B đang đề cập là nguyên tắc bình đẳng.
  • B không đồng ý với ý kiến của A vì B cho rằng bất cứ hành vi phạm tội nào đều phải xử lí nghiêm ngặt và phải chịu trách nhiệm cho hành vi của chính mình.

Câu 5: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

Em không đồng ý với cách hiểu của M. Vì đã gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người khác đồng thời gây ảnh hưởng tới trật tự xã hội, vật chất và kỉ cương xã hội,....

Em sẽ giải thích  cho M hiểu về trách nhiệm pháp lí từ hành vi của K và P là ngoài phải chịu trách nhiệm hành vi phạm tội của mình thì hành vi của P và K còn gây tổn hại về mặt sức khỏe, vật chất, danh dự nhân phẩm và làm ảnh hưởng tới mọi người xung quanh hơn hết làm rối loạn trật tự xã hội, kỉ cương xã hội làm cho mọi người nhận thức không đúng đắn về trách nhiệm và nghĩa vụ của chính mình khi xây dựng một đất nước nghiêm chỉnh và kỉ cương.

Câu 6: Em hãy thảo luận cùng bạn và đưa ra nhận xét về những hành vi sau:

a) A tích cực tham gia cuộc thi tuyên truyền về pháp luật hình sự.

Hành động này là hành động đẹp lan tỏa đến mọi người và hiểu đúng về pháp luật hình sự giúp mọi người nắm bắt được tránh phạm những sai lầm trong hành vi của mình.

b) B (16 tuổi) rủ rê bạn cùng lớp là M thực hiện hành vi vận chuyển chất cấm để lấy tiền tiêu xài.

Hành vi của B là không đúng đắn, vận chuyển chất cấm là hành vi vi phạm pháp luật 16 tuổi đã có thể chịu trách nhiệm pháp lí của mình trước pháp luật.

c) C tố giác hành vi phạm tội với cơ quan công an.

Hành vi này giúp công an có thể xử lí tội phạm đúng người đúng tội.

d) D tham gia ẩu đả làm nạn nhân bị thương nặng.

Hành vi của D đã phạm vào tội phạm nghiêm trọng gây thương tích cho người khác.

Câu 7: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi

Tình huống 1:

Em đồng tình với ý kiến A  Vì hành vi của thanh niên có thể gây ảnh hưởng tới người khác dẫn tới những thương vong, thương tích nếu tổn hại về sức khỏe phải đối mặt với các mức tù khác nhau.

Theo em, có phải mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội đều là tội phạm không Vì còn xem xét mức độ nghiêm trọng và hành vi đã gây lên ảnh hưởng thế nào với xã hội để cấu thành tội phạm.

Tình huống 2: 

Theo em, thông tin C đưa ra đúng  Vì Xét theo tại khoản 3 Điều 8 Bộ luật Hình sự quy định:  “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”. Theo quy định nêu trên, nếu giá trị xe máy mà C trộm cắp có giá trị cao, khung hình phạt áp dụng là tội ít nghiêm trọng. C  đã đủ 16 tuổi, vậy nên C có thể phải chịu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt cao nhất là đến 3 năm tù giam.


Theo em, học sinh trung học phổ thông cần có trách nhiệm trong tuyên truyền, vận động mọi người tuân thủ pháp luật hình sự: 

- Có thể tham gia những hoạt động tuyên truyền về pháp luật hình sự

- Chấp hành tốt, tuân thủ theo pháp luật hình sự.

- Tố gáic những hành động phạm tội.

- Ngăn cản những hành vi phạm tội hoặc thông báo tới người lớn.

- Tìm hiểu và nắm bắt tốt thông tin về pháp luật hình sự để không phạm sai lầm.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác