Luyện tập:

Luyện tập:

1. Em hãy trao đổi cùng bạn và cho biết em ủng hộ hay phản đối quan niệm nào về hôn nhân trong các trường hợp sau. Giải thích vì sao.

Hôn nhân là sự chín muồi của tình yêu chân chính. Không có tình yêu chân chính sẽ không có cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Hôn nhân là khi một người nam và một người nữ thật lòng yêu nhau, họ đăng kí kết hôn và tổ chức lễ cưới của mình. Sau đó, họ được gọi là vợ chồng.

Hôn nhân là một hình thức của mối quan hệ lứa đôi được pháp luật công nhận.

Hôn nhân là "mồ chôn" của tình yêu đôi lứa.

Tại sao phải kết hôn? Hôn nhân là sự kiềm chế của tự do, là "xiềng xích" trong mối quan hệ nam - nữ.

Hôn nhân là sự nhường nhịn, hòa hợp và cùng chung nhau phát triển của cả người chồng và người vợ.

2. Em hãy cho biết quan điểm của bản thân về các ý kiến sau:

a) Người hạn chế năng lực hành vi dân sự không được kết hôn.

b) Nữ từ 18 tuổi trở lên, nam từ 20 tuổi trở lên mới được kết hôn.

c) Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi tổ chức đám cưới.

d) Không được kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi.

đ) Người đang có vợ chung sống như vợ chồng với người khác.

e) Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn.

3. Em hãy trình bày nhận xét của bản thân về nhận định sau:

a) Hôn nhân ở Việt Nam thường theo chế độ mẫu hệ, nghĩa là người vợ sẽ có quyền lực và sự ảnh hưởng trong gia đình hơn người chồng.

b) Chế độ hôn nhân ở Việt Nam có đảm bảo quyền li hôn khi cuộc hôn nhân đó không có tình yêu.

c) Một trong những mục tiêu quan trọng của chế độ hôn nhân Việt Nnam là duy trì sự kết nối giữa các thế hệ. Các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ yêu thương quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.

d)Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam nên thừa nhận hôn nhân giữa những người đồng giới

4. Em hãy xác định xem các cặp đôi trong tình huống sau có được phép kết hôn không. Vì sao?


1. Em ủng hộ các quan niệm về hôn nhân trong các trường hợp sau:

Hôn nhân là sự chín muồi của tình yêu chân chính. Không có tình yêu chân chính sẽ không có cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Hôn nhân là khi một người nam và một người nữ thật lòng yêu nhau, họ đăng kí kết hôn và tổ chức lễ cưới của mình. Sau đó, họ được gọi là vợ chồng.

Hôn nhân là một hình thức của mối quan hệ lứa đôi được pháp luật công nhận.

Hôn nhân là sự nhường nhịn, hòa hợp và cùng chung nhau phát triển của cả người chồng và người vợ.

Vì: Hôn nhân là sự kết hợp đặc biệt dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳngHôn nhân đối với mỗi người đều có ý nghĩa khác nhau. Hai người yêu nhau và tiến đến hôn nhân đều không có cùng lý do. Có thể nói hôn nhân là chủ đề muôn thuở vì mỗi cuộc hôn nhân đều có chuẩn mực riêng, rất khó định ra tiêu chuẩn để mọi người tuân theo. Trong hôn nhân, mỗi người đều nỗ lực hết sức để yêu bạn đời hoặc để bạn đời yêu mình. Đối với họ yêu và được yêu bạn đời đã là hạnh phúc của hôn nhân.

Em phản đối quan niệm về hôn nhân trong các trường hợp sau:

Hôn nhân là "mồ chôn" của tình yêu đôi lứa.

Tại sao phải kết hôn? Hôn nhân là sự kiềm chế của tự do, là "xiềng xích" trong mối quan hệ nam - nữ.

Vì: Hôn nhân chính là mối quan hệ giữa người vợ và người chồng sau khi đã tuân thủ các điều kiện và thực hiện các thủ tục theo quy định về luật hôn nhân và gia đình, đó là sự kết hợp của các cá nhân về nhiều mặt bao gồm: tình cảm, xã hội, tôn giáo hợp pháp. Tuy nhiên, trong cuộc sống không tránh được những tranh cãi nhưng hôn nhân chính là những điểm cộng cho cuộc sống có thêm màu sắc.

2. quan điểm của bản thân về các ý kiến sau:

a) Người hạn chế năng lực hành vi dân sự không được kết hôn.

 Đúng vì Người mất năng lực hành vi dân sự là người mất khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Vì vậy, họ không được kết hôn do không thể hiện được sự tự nguyện kết hôn, không nhận thức được trách nhiệm làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ trong đời sống gia đình.

b) Nữ từ 18 tuổi trở lên, nam từ 20 tuổi trở lên mới được kết hôn.

Sai, theo luật pháp nữ phải từ đủ 18 và nam từ đủ 20 mới đủ điều kiện đăng kí kết hôn.

c) Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi tổ chức đám cưới.

Sai. Hôn nhân được tính ngay sau khi hai người đăng kí kết hôn.

d) Không được kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi.

Đúng. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Về mặt y học nếu thế hệ cha mẹ càng xa bao nhiêu thì thế hệ con càng tiếp thu các mặt tích cực của cha mẹ bấy nhiêu và ngược lại. Cấm kết hôn trong trường hợp này nhằm duy trì, bảo vệ thuần phong, mỹ tục, đạo đức truyền thống cũng như đảm bảo việc phát triển lành mạnh của các thế hệ sau này, tránh sự suy thoái nòi giống

đ) Người đang có vợ chung sống như vợ chồng với người khác.

Sai: Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ. Trong đó, chung sống như vợ chồng được hiểu là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.

e) Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn.

Đúng. theo luật pháp hai người được công nhận và bảo hộ bởi nhà nước.

 3. Nhận xét của bản thân về nhận định sau:

a) Hôn nhân ở Việt Nam thường theo chế độ mẫu hệ, nghĩa là người vợ sẽ có quyền lực và sự ảnh hưởng trong gia đình hơn người chồng.

- Hiện nay xã hội phát triển thì đã có những sự thay đổi công bằng hơn vì hôn nhân họ tôn trọng và sẻ chia, lắng nghe nhau tuy nhiên vẫn có sự nữ quyền nhất định trong mỗi gia đình.

b) Chế độ hôn nhân ở Việt Nam có đảm bảo quyền li hôn khi cuộc hôn nhân đó không có tình yêu.

Ly hôn cũng có mặt hạn chế đó là sự ly tán gia đình, vợ chồng, con cái. Vì vậy, khi giải quyết ly hôn, Toà án phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân và bản chất của quan hệ vợ chồng và thực trạng hôn nhân với nhiều yếu tố khác để đảm bảo quyền lợi cho các thành viên trong gia đình, lợi ích của nhà nước và của xã hội. Như vậy, ly hôn là sự kiện pháp lý làm chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa vợ chồng theo bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Nên nhà nước Việt Nam có đảm bảo nhưng không hoàn toàn.

c) Một trong những mục tiêu quan trọng của chế độ hôn nhân Việt Nam là duy trì sự kết nối giữa các thế hệ. Các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ yêu thương quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.

Đây cũng là cơ sở để gia đình hạnh phúc, hòa thuận, cuộc sống hôn nhân bền chặt và hiểu nhau hơn.

d)Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam nên thừa nhận hôn nhân giữa những người đồng giới

Nên thừa nhận vì đó là tình yêu chân chính và họ được hưởng chế độ, nghĩa vụ hôn nhân giống bao cuộc hôn nhân khác.

4. 

Trường hợp 1: Không được kết hôn Vì theo luật pháp Việt Nam thì người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ. Trong đó, chung sống như vợ chồng được hiểu là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng. là hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Trường hợp 2:

Trường hợp 2: không được kết hôn vì theo luật pháp người mất năng lực hành vi dân sự là người mất khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Vì vậy, họ không được kết hôn do không thể hiện được sự tự nguyện kết hôn, không nhận thức được trách nhiệm làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ trong đời sống gia đình.

Trường hợp 3: Được phép kết hôn vì Cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình mà hai người họ tự nguyện tiến đến hôn nhân không phải bị cưỡng ép.

 

 

 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác