Loài thuỷ sản nào sau đây có khả năng chịu lạnh tốt?
Câu 1. Loài thuỷ sản nào sau đây có khả năng chịu lạnh tốt?
A. Cá tra.
C. Cá tầm.
B. Cá rô phi.
D. Tôm sú.
Câu 2. Loài thuỷ sản nào sau đây ưa nhiệt độ ấm áp?
A. Cá hồi vân.
B. Cá tra.
D. Cá tầm.
C. Cá chép.
Câu 3. Hãy kể tên hai loài thuỷ sản không nên nuôi vào mùa đông ở miền Bắc Việt Nam.
Câu 4. Hãy kể tên hai loài thuỷ sản thường được nuôi ở vùng nước lạnh của nước ta (ví dụ như ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai).
Câu 5. Nếu độ trong của nước ao lớn hơn 50 cm, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Thực vật phù du trong ao phát triển quá mạnh.
B. Ao giàu chất dinh dưỡng (phú dưỡng).
C. Ao nghèo dinh dưỡng, ít thực vật phù du.
D. Nước ao bị đục.
Câu 6. Hãy khoanh tròn các biện pháp giúp đảm bảo lượng oxygen trong ao.
A. Sục khí.
B. Quạt nước.
C. Phun mưa.
D. Sử dụng vi sinh vật có lợi chuyển hoá muối nitrogen.
E. Bơm thêm nước vào ao.
G. Bón vôi.
Câu 7. Hãy khoanh tròn các biểu hiện bệnh của động vật thuỷ sản.
A. Cá bơi mất thăng bằng.
B. Cá có vết lở loét trên cơ thể.
C. Tôm bị thay đổi màu sắc cơ thể.
D. Cá lên ăn đều.
E. Tôm bơi dạt bờ.
G. Cá tăng trưởng tốt.
H. Cá bỏ ăn.
Câu 8. Để phòng trị bệnh tổng hợp cho động vật thuỷ sản, chúng ta không nên làm gì?
A. Nâng cao sức đề kháng cho động vật thuỷ sản.
B. Ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh.
C. Quản lí tốt môi trường ao nuôi.
D. Cho động vật thuỷ sản ăn dư thừa thức ăn.
Câu 9. Hãy nêu một số biện pháp để nâng cao sức đề kháng cho động vật thuỷ sản.
Câu 10. Hãy nêu những khó khăn khi điều trị bệnh cho động vật thuỷ sản.
Câu 1. (C)
Câu 2. (B)
Câu 3. Hai trong các loài sau: tôm sú, tôm càng xanh, cá tra, cá rô phi.
Câu 4. Cá tầm, cá hồi vân.
Câu 5. (C)
Câu 6. (A), (B), (C), (E)
Câu 7. (A), (B), (C), (E), (H)
Câu 8. (D)
Câu 9. Các biện pháp để nâng cao sức đề kháng cho động vật thuỷ sản gồm: Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn như: các vitamin, chất khoáng, acid béo không no. Sử dụng vaccine.
– Sử dụng chất kích thích miễn dịch. Câu 10. Khó khăn trong điều trị bệnh cho động vật thuỷ sản:
– Động vật thuỷ sản sống trong nước nên khó áp dụng các biện pháp chữa bệnh như tiêm, bôi thuốc.
– Không thể điều trị bệnh cho từng con mà phải điều trị cho cả đàn dẫn đến tăng chi phí thuốc điều trị.
– Phương pháp trộn thuốc vào thức ăn được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh cho động vật thuỷ sản, tuy nhiên những con bị bệnh thường kém ăn hoặc bỏ ăn, do đó làm giảm tác dụng điều trị bệnh. - Đối với động vật thuỷ sản “Phòng bệnh là chính, chữa bệnh khi cần thiết”.
Bình luận