Loại phân bón nào thường được sử dụng để bón lót? Vì sao?

LUYỆN TẬP

Câu 1. Loại phân bón nào thường được sử dụng để bón lót? Vì sao?

Câu 2. Loại phân bón nào thường được dùng để bón thúc? Vì sao?

Câu 3. Loại phân bón nào có tác dụng cải tạo đất?

Câu 4. So sánh các biện pháp sử dụng và bảo quản phân bón hóa học, phân bón hữu cơ và phân bón vi sinh.


Câu 1. Phân hữu cơ, phân lân dùng để bón lót vì các chất dinh dưỡng trong phân thường ở dạng khó tiêu (không hòa tan) cây không sử dụng được ngay, phải có thời gian để phân bón phân hủy thành các chất hòa tan cây mới sử dụng được. Do đó phải bón vào đất trước khi gieo trồng.

Câu 2. Phân đạm, phân kali có tỉ lệ sinh dưỡng cao, dễ tan và hiệu quả nhanh nên dùng để bón thúc là chính.

Câu 3. Phân hữu cơ và phân vi sinh có tác dụng cải tạo đất.

Câu 4. 

 

Phân bón hóa học

Phân bón hữu cơ

Phân bón vi sinh

Cách sử dụng

  • Phân đạm, phân kali dùng để bón thúc là chính.
  • Phân hỗn hợp NPK có thể dùng bón lót hoặc bón thúc.
  • Phân lân dùng bón lót để có thời gian cho phân bón hòa tan. Phân lân thiên nhiên chỉ dùng để bón đất chua mới có hiệu quả.
  • Bón phân đạm, phân kali liên tục nhiều năm đất sẽ bị hóa chua, vì vậy cần bón vôi để cải tạo đất
  • Chủ yếu dùng để bón lót và bón sớm (xa ngày gieo trồng).
  • Khi sử dụng phải bón một lượng lớn mới đủ dinh dưỡng cho cây.
  • Cần được ủ hoai mục.
  • Cần bón phối hợp phân bón hữu cơ với phân bón vô cơ và chú ý đến công thức luân canh.
  • Có thể trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng.
  • Bón vào đất để tăng số lượng vi sinh vật có ích trong đất.
  • Đối với cây ngắn ngày thường dùng để bón lót, với cây dài ngày thường bón sau mỗi vụ thu hoạch.
  • Cần đảm bảo độ ẩm của đất để các vi sinh vật hoạt động tốt nhất.

 

Cách bảo quản

  • Chống ẩm
  • Chống để lẫn lộn
  • Chống acid
  • Chống nóng
  • Ủ nóng (hay ủ xốp)
  • Ủ nguội (hay ủ chặt)
  • Ủ hỗn hợp
  • Bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, để xa khu vực ẩm ướt và nơi có nước đọng.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác