[KNTT] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 3: Yêu thương và chia sẻ (Đọc hiểu và thực hành tiếng việt )

Bài tập 3. Đọc lợi văn bản Cô bé bán điêm (từ Em quẹtt que diêm thứ ba đến Họ đã về chầu Thượng đế) trong SGK (tr 63 - 64) và trả lời các câu hỏi:

1. Khi quẹt que diêm thứ ba, cô bé bán diêm đã “dần thấy” những hình ảnh gì?

2. Tại sao cô bé bán diêm lại muốn quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao?

3.. Những lời nói trong tưởng tượng của cô bé bán diêm với người bà hiền hậu cho em cảm nhận như thế nào về cảnh ngộ của cô bé?

4. Nêu nhận xét của em về thái độ của nhà văn đối với cô bé bán diêm. Phân tích một chi tiết làm cơ sở cho nhận xét đó.

5. Theo em, hình ảnh người bà cầm tay cô bé bán diêm, rồi “hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ họ nữa” là một cảnh ấm áp hay thương tâm? Vì sao?

6. Tìm cụm danh từ trong những câu sau. Xác định trung tâm của cụm danh từ và những ý nghĩa mà trung tâm đó được bổ sung.

a. Bỗng em thấy hiện ra một cây thông Nô-en.

b. Thế là em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao.

7. Dòng nào sau đây KHÔNG phải một cụm danh từ?

A. Một nhà buôn giàu có

B. Những ngôi sao trên trời

C. Cũng biến đi mất như lò sưởi

D. Hai bà cháu


1. Khi que diêm thứ ba cháy là lúc mộng tưởng hiện ra: cô bé bán diêm thấy một cây thông Nô-en lớn, được trang trí lộng lẫy với hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cảnh lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng.

2. Cô bé bán diêm muốn quẹt tắt cả những que diêm còn lại trong bao vì “Em muốn níu bà lại” Trong mộng tưởng, em đã được gặp lại người bà hiền hậu của mình và muốn được ở bên bà mãi mãi.

3. Những lời nói trong tưởng tượng của cô bé bán diêm với người bà hiền hậu trong trí tưởng tượng cho thấy cô bé có cảnh ngộ thật tội nghiệp, đáng thương. Cô bé ý thức được mộng tưởng về thực tế, Em biết là khi que diêm tẳt thì bà cũng biến mất, Bà là người thương yêu em nhất nhưng đã qua đời, Giờ đây, chẳng có ai quan tâm đến em, em muốn được gặp lại bà, về với bà để được sung sướng và hạnh phúc.

4. Nhà văn An-đéc-xen đã thể hiện niềm cảm thông, thương yêu, xót xa trước cảnh ngộ của em bé tội nghiệp. Chính tình thương yêu ấy đã khiến nhà văn hình dung ra cảnh huy hoàng hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doa họ nữa.

5. Em hãy nêu và lí giải ý kiến của mình.

Gợi ý: Hình ảnh người bà cầm tay cô bé bán diêm, rồi “hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ  nữa" là một cảnh vừa ấm áp vừa thương tâm. Chính tình thương yêu đối với em bé bất hạnh đã khiến nhà văn tưởng tượng, miêu tả cảnh đẹp đẽ và ấm áp đó. Nhưng hình ảnh này thuần tuý chỉ là mộng tưởng. Thực tế là em bé bán diêm đã chết rét trong đêm giao thừa và không ai quan tâm đến em.

6. a. Cụm danh từ: một cây thông Nô-en.

-  Trung tâm của cụm danh từ: cây thông.

- Phần phụ trước: một, bổ sung cho danh từ trung tâm ý nghĩa về số lượng.

- Phần phụ sau: Nó-en, bổ sung cho danh từ trung tâm đặc điểm, hạn định danh từ khỏi sự vật cùng loại.

b. Cụm danh từ: tất cả những que diêm còn lại trong bao.

- Trung tâm của cụm danh từ: que diêm.

- Phần phụ trước: tất cả, những, bổ sung cho danh từ trung tâm ý nghĩa về tổng lượng, số lượng.

-  Phần phụ sau: còn lai trong bao, nêu đặc điểm, hạn định danh từ khỏi sự vật cùng loại.

7. Đáp án C.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều