[KNTT] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 6: Chuyện kể về những người anh hùng (Đọc hiểu và thực hành tiếng việt)

Giải SBT ngữ văn 6 tập 2 bài 6: Chuyện kể về những người anh hùng (Đọc hiểu và thực hành tiếng việt) sách "Kết nối tri thức với cuộc sống". Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn."

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài tập 1. Đọc lại văn bản Thánh Gióng trong SGK (tr. 6 - 8) và trả lời các câu hỏi:

1. Nêu khải quát những điều phi thường, kì lạ gần với nhân vật Thánh Gióng trong truyện kể.

2. Chi tiết nào được kế trong văn bản gây cho em nhiều ấn tượng hơn cả? Hãy chia sẻ cảm nhận của em về chi tiết đó.

3. Tìm những chi tiết, sự kiện chứng tỏ trong nhận thức của tác giả dân gian, Thánh Gióng thực sự là người anh hùng của cộng đồng.

4. Vì sao Thánh Gióng luôn được xác định là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất về chủ đề chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước trong kho tàng truyền thuyết dân gian người Việt?

5. Theo em, trong văn bản, lời kể ở đoạn nào sinh động nhất? Hãy phân tích đặc điểm riêng của lời kể ở đoạn đó.

6. Có một từ Người viết hoa và một từ người viết thường trong cầu sau đây: Nhưng đến đấy, không biết vì sao, Người một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lắn ngựa từ từ bay lên trời, biến mất.

Theo em, vì sao có cách viết khác nhau đó?

Bài tập 2. Đọc lợi văn bản Sơn Tỉnh, Thuỷ Tinh trong SGK (tr. 10 — 12) và trả lời các câu hỏi:

1. Sự kiện trực tiếp dẫn đến cuộc xung đột giữa Thuỷ Tinh và Sơn Tinh là gì?

2. Theo các văn bản truyền thuyết em đã được học, Sơn Tinh và Thánh Gióng là hai nhân vật đóng những vai trò quan trọng khác nhau đổi với cuộc sống của cộng đồng người Việt thuở xưa. Hãy chỉ ra sự khác nhau đó.

3. Bên cạnh việc phô diễn những hành động phi thường, các nhân vật chính trong truyền thuyết nhiều khi cũng bộc lộ nét tâm tính rất bình thường như muôn người khác. Hãy tìm một bằng chứng trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh có thể làm sáng tỏ nhận xét này.

4. Nêu khái quát ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

5. Tìm trong văn bản này, người kể khi thì gọi hai nhân vật chính là Sơn Tinh và Thuỷ Tinh, khi thì gọi họ là Thần Núi và Thần Nước?

Bài tập 3. Đọc lại văn bản Bánh chưng, bánh giầy trong SGK (tr. 22 — 23) và trả lời các câu hỏi:

1. Câu chuyện được kể liên quan đến phong tục nào của người Việt còn truyền đến ngày nay?

2. Trước khi nối ngôi vua, Lang Liêu có cuộc sống như thế nào? Việc nhấn mạnh vào đặc điểm cuộc sống ấy thể hiện dụng ý gì của tác giả dân gian?

3. “Trong trời đất, không gì quý bồng hạt gạo” - đó là lời một vị thần hiện lên trong giấc mộng của Lang Liêu. Lời nói đó cho thấy điều gì về cách nhìn nhận của nhân dân đối với nghề trồng lúa nước?

4. Khi kể về sự kiện Vua Hùng truyền ngôi cho Lang Liêu, tác giả dân gian muốn gửi gắm suy nghĩ, ước vọng gì?

5. Tìm trong văn bản những câu có sử dụng dấu chấm phẩy. Nêu lập luận của em nhằm khẳng định dấu chấm phẩy đã được tác giả văn bản dùng rất đúng chỗ và hợp li.

Bài tập 4. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Càng lạ hơn nữa, sau hôm gặp sứ giả, chủ bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no. Áo vừa may xong đã chột nách. Hai vợ chồng làm ra báo nhiêu cũng

không đủ nuôi con, thành thử phải chạy nhờ bà con hàng xóm. Bà con hàng xóm cùng vui lòng gom góp gạo thóc để nuôi chủ bé, vì đi cùng mong chủ bé giết giặc, cứu nước.

(Thánh Gióng Ngữ văn 6, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, tr. 7)

1. Tìm một từ đơn có sẵn trong đoạn trích có thể khái quát được tính chất của toàn bộ sự việc, hiện tượng được kể ở đây.

2. Việc lớn nhanh của Thánh Gióng hầu như đều được nhấn mạnh trong mọi bản kể về người anh hùng này. Điều đó gợi lên trong em những suy nghĩ gì?

3. Sưu tầm một số câu thơ có nội dung bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với việc lớn nhanh kì diệu của Thánh Gióng.

4. Trong đoạn trích, câu nào có thể được xem là then chốt, quy định hướng triển khai nội dung của tất cả các câu còn lại?

5. Chỉ ra sự khác biệt về nghĩa giữa hai câu “Cơm ăn không đủ no” và “Cơm ăn mấy cũng không no”.

Bài tập 5. Đọc lại văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh (từ Một người là chúa miền non cao đến rước Mị Nương về núi) trong SGK (tr. 11) và trả lời các câu hỏi:

1. Đoạn trích kể về thử thách gì đặt ra với Sơn Tinh, Thuỷ Tinh khi cả hai đến cầu hôn công chúa Mị Nương cùng một lúc?

2. Sự băn khoăn của Vua Hùng và kể giải quyết tình trạng khó xử do vua đưa ra có thể cho ta biết được điều gì về phẩm chất của hai nhân vật chính?

3. Tên của các món đồ sính lễ mà Sơn Tinh, Thuỷ Tinh phải sắm gợi cho em suy nghĩ gì về phong tục và đời sống sinh hoạt của người Việt thuở xưa?

4.Đoạn trích hai lần thuật lại lời nói của Vua Hùng. Hãy nhận xét cách trình bày trên văn bản về lời nói của vua ở hai lần ấy.

5. Cho biết chủ thể của hành động phán và tâu trong đoạn trích và rút ra nhận xét về cách sử dụng các từ phán và tâu.

Bài tập 6. Đọc lại văn bản Bánh chưng, bánh giầy (từ Nhỏ vua bèn gọi các con lại đến đem về lễ Tiên Vương) trong SGK (tr. 22) và trả lời các câu hỏi:

1. Nêu chi tiết có thể giúp người đọc biết được câu chuyện xảy ra vào thời kì nào trong lịch sử dân tộc. Em đã học truyền thuyết nào cùng kể về thời kì lịch sử này?

2. Đoạn trích cho biết về thử thách nào được đặt ra trước những người con của Vua Hùng? Ý đồ sâu xa của Vua Hùng khi đặt ra thử thách ấy là gì?

3. Sự việc được kế trong đoạn trích có ý nghĩa như thế nào đối với toàn bộ diễn biến của câu chuyện?

4. Qua tình huống được kể trong đoạn trích, trên cơ sở liên hệ với truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, hãy nêu nhận xét của em về cách mà truyền thuyết thường sử dụng để làm nổi bật đặc điểm, phẩm chất của các nhân vật chính trong truyện.

5. Thánh Gióng, Sơn Tinh, Lang Liêu đều là những anh hùng, xuất hiện để đáp ứng các đòi hỏi lớn lao của đời sống dân tộc. Theo em, các đòi hỏi lớn lao đó là gì?

Bài tập 7. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Tự nhiên, một hôm có một đàn chim lớn bay từ phương tây lại, đậu đen ngòm cả một bãi cát. Rồi chúng bay đến trước mặt hai vợ chồng kêu váng cả lên, thả xuống năm sáu hột. Ít lâu sau từ những hột ấy mọc ra một loợi cây dây bò lan xanh um cả bãi, có rất nhiều quả xanh mướt, to bằng đầu người. Mai trẩy một quả, bổ ra thấy ruột đỏ hồng, hột đen nhánh. Vợ chồng con cái cùng nếm thấy vị ngòn ngọt thanh thanh, Mai reo lên:

- Ôi dây là thứ dưa lạ, chưa từng thấy bao giờ. Hãy gọi nó lò dưa tây, vì thứ dưa này được bầy chưn đưa từ phương tây lại từ đất liền ra cho chúng ta. Trời nuôi sống

chúng ta rồi

(Nguyễn Đồng Chí. Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học xã hội, 1976, tr. 81)

1. Dựa vào sự tìm đọc và hiểu biết của em, hãy cho biết nhân vật Mai được nhắc tới trong đoạn trích có họ tên đầy đủ là gì?

2. Hãy chỉ ra những chi tiết có thế giúp ta hình đụng được hoàn cảnh sống của các nhân vật. Hoàn cảnh đó có tính chất gì nổi bật?

3.Đoạn trích cho biết điều gì về đặc điểm của giống dưa hấu khiến các nhân vật trong truyện phải tò mò? Những miêu tả của người kể có phù hợp với điều em đã biết về thứ quả này hay không?

4. Có thể xem chi tiết bầy chìm đem hạt đến đảo là một chi tiết kì lạ không? Vì sao?

5. Từ những gì được gợi lên trong đoạn trích, ern suy nghĩ như thế nào về mới quan hệ giữa con người và thiên nhiên?

6. Nêu suy nghĩ của em về những điều kì lạ trong cuộc sống qua đọc đoạn trích và Qua tìm hiểu về truyền thuyết có sự kiện được kể ở đây.

7. Đoạn trích có sử dụng một số cụm từ rất ấn tượng như: đen ngòm, kêu váng, xanh um, xanh mướt, đỏ hồng, đen nhánh. Hãy thử thay thế chúng bằng những cụm từ khác có khả năng biểu đạt tương đương và rút ra nhận xét về việc làm này.

8. Theo cảm nhận của em, nghĩa của ngòn ngọt, thanh thanh có giống với nghĩa của ngợi và thanh không? Hãy nêu những ví dụ khác cùng loại để thấy được sự khác nhau về nghĩa giữa hai từ trong từng cập từ đó.

Bài tập 8. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Đền Cuông gắn với một huyền thoại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân lộc. Đền thờ Thục An Dương Vương - một vị vua có công lớn trong buổi đầu dựng nước. Lễ hội đền Cuông được tổ chức vào dịp rằm tháng Hai âm lịch hằng năm thu hút đông đảo người dân về dự. Sau nhiều năm bị lãng quên, năm 1993, lễ hội đến Cuông được phục hồi. Từ đó đến nay, lễ hội được duy trì hàng năm và trở thành một sinh hoạt văn hoá tâm linh không thể thiếu của người dân Nghệ An và du khách thập phương.

[...] Gần 20 năm qua, lễ hội đền Cuông được tổ chức hằng năm với cácc lễ nghi trang trọng mà linh thiêng: lễ khởi quang, lễ cáo trung thiên, lễ yết, lễ rước, lễ đại tế và lễ tạ. Lễ khơi quang diễn ra đầu tiên, được tổ chức vào ngày 12 tháng Hai âm lịch để xin phép các vị thần cho nhân dân dọn dẹp đền, chuẩn bị cho lễ hội. Sau lễ khai

quang là lễ cáo trung thiên được tổ chức vào sáng ngày 14 tháng Hai để báo cáo với các vị thần  rằng công việc dọn dẹp đền đó hoàn thành, mời các vị về đền tham dự lễ hội và chứng giám cho lòng thành kính của nhân dân, Lễ yết diễn ra vào chiều tối ngày 14 tháng Hai gồm 6 bước được tiến hành qua 35 lần xướng. Sau phần hành lễ

là phần dâng hương của đại diện các ban ngành và người dân về dự lễ. Cũng trong tối 14 tháng Hai, còn có lễ rước vua và công chúa vị hành, Sáng 15 tháng Hai tiến

hành lễ rước vua, công chúa và tướng Cao Lỗ từ đình Xuân Ái về đền Cuông. Sau đó là lễ đại tế. Lễ đại tế là lễ chính, bao gồm 8 bước. Trình tự và nội dung của buổi lễ tương tự như lễ yết, nhưng có thêm hai lần dâng hương, rượu. Lễ tế được tổ chức vào sáng ngày 16 tháng Hai để tạ ơn các vị thần đã về dự lễ. Trong thời gian lễ hội, ban ngày có các trò chơi truyền thông, thi đấu thể thao như đánh đu, chọi gà, kéo co, cờ người, biểu diễn võ cổ truyền, thi đấu bóng chuyền, hội trại,... ban đêm có hát ca trù, tuồng, chèo, đốt lửa trại,... Không khí lễ hội thật là hấp dẫn, tưng bừng, náo nhiệt.

(Theo Anh Tuấn, Đền Cuông: truyền thuyết và lễ hội, tạp chí điện tử Văn hoá Nghệ An, ngày 29/3/2012)

1. Văn bản có đoạn được trích ở trên thuộc loại văn bản gì?

2. Sự kiện nào được thuật lại trong đoạn trích? Sự kiện đó diễn ra ở đâu, vào thời điểm nào trong năm?

3. Tác giả đã thuật lại sự kiện theo trình tự nào? Căn cứ vào đâu mà em xác định như vậy?

4. Đoạn trích đã làm nói bật được đặc trưng của lễ hội nói chung, lễ hội đền Cuông nói riêng như thế nào?

5. Hãy liên hệ với văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4 (Ngữ văn 6, tập hai) và rút ra nhận xét về điểm chung của các lễ hội tưởng nhớ tiền nhân, ghi công những người đã có đóng góp lớn cho cộng đồng.

6. Nêu cách em suy đoán nghĩa của từ khơi quơng trong câu văn: “Lễ khai quang diễn ra đầu tiên, được tổ chức vào ngày 12 tháng Hai âm lịch đề xin phép các vị

thần cho nhân dân dọn dẹp đền, chuẩn bị cho lễ hội.“

7. Nêu cách xử lí của em nếu được yêu cầu nhập hai câu sau đây thành một và có sử dụng dấu chấm phểy: “Lễ yết diễn ra vào chiều tối ngày 14 tháng Hai gồm 6

bước được tiến hành qua 35 lần xướng. Sau phần hành lễ là phần dâng hương của đại diện các bạn, ngành và người dân về dự lễ”

Bài tập 9. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Truyền thuyết dân gian thường được kể để minh giải cho truyền thống, tập tục, nghỉ lễ. Ngược lại, chính những yếu tố đó của văn hoá dân gian lại là một bằng chứng về tính xác thực của truyền thuyết. Điều đáng chú ý là người kể truyền thuyết bao giờ cũng muốn làm cho người nghe tin vào tính chất xác thực của câu chuyện được họ kể lại, mặc dù tính chất hư cấu thường cô nhiều chất kì ảo của nó. Và người nghe cũng luôn tin vào những điều giải thích như thế, kể cả những điều giải thích đượm chất hoang đường.

(Đỗ Bình Trị, Những độc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian, NXB Giáo dục, 2002, tr. 60)

1. Nội dung đoạn trích nói về vấn đề gì?

2. Ý nào của đoạn trích từng được nhắc đến trong bài học Chuyện kể về những người anh hùng?

3. Nêu tên một văn bản đã học có thể dùng để minh hoạ cho nhận định sau đây: Truyền thuyết dân gian thường được kể để minh giải cho truyền thống, tập tục, nghỉ lễ. Ngược lại, chính những yếu tố đó của văn hoá dân gian lại là một bằng chứng về tính xác thực của truyền thuyết.

4. Vì sao trên thực tế, nhiều người thuộc nhiều thế hệ luôn tin vào tính chất xác thực của truyền thuyết?

5. Hãy tìm trong các văn bản truyền thuyết đã học những câu, những chi tiết có thể làm sáng tỏ nhận xét sau:

Người kể truyền thuyết bao giờ cũng muốn làm cho người nghe tin vào tính chất xác thực của câu chuyện được họ kể lại.

6. Đoạn trích gồm có 4 câu. Thử tổ chức lại thành đoạn chỉ có hai câu với những dấu câu thích hợp.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải sách bài tập ngữ văn tập 2 KNTT lớp 6, sách bài tập ngữ văn 6 sách kết nối tri thức, giải SBT ngữ văn 6 tập 2 sách mới bài 6: Chuyện kể về những người anh hùng (Đọc hiểu và thực hành tiếng việt)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo