Khoanh vào chữ cái trước ý đúng.

Câu 9. Khoanh vào chữ cái trước ý đúng.

1. Tên bộ luật thành văn đầu tiên của văn minh Đại Việt là

  • A. Hình Luật.               
  • B. Hình thư.              
  • C. Hồng Đức.                 
  • D. Gia Long.

2. Năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về

  • A. Cổ Loa.            
  • B. Tây Đô.             
  • C. Đại La.                        
  • D. Phong Châu.

3. Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền hoàn chỉnh dưới triều đại nào?

  • A. Nhà Lê sơ.           
  • B. Nhà Lý.              
  • C. Nhà Trần.                   
  • D. Nhà Hồ.

4. Bộ luật nào được biên soạn khá đầy đủ và hoàn chỉnh trong lịch sử Việt nam từ thế kỉ X –XV?

  • A. Hình Luật.                            
  • B. Quốc triều hình luật.             
  • C. Hình thư.                               
  • D. Hoàng Việt luật lệ.

5. Những thay đổi trong tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ thể hiện điều gì?

  • A. Chế độ quân chủ tập quyền đạt đến đỉnh cao.
  • B. Thiết lập chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền.
  • C. Thiết lập chế độ quân chủ chuyên chế quan liêu.
  • D. Chế độ quân chủ lập hiến đạt đến đỉnh cao.

6. Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo thành công

  • A. súng trường.          
  • B. đại bác.               
  • C. súng thần cơ.                 
  • D. tàu chiến.

7. Nghề thủ công truyền thống nổi bật của cư dân Đại Việt là

  • A. làm vũ khí, đúc đồng, thuộc da.
  • B. làm thủy tinh, đồ trang sức, vàng bạc.
  • C. làm gốm, chế biến thực phẩm, đúc đồng.
  • D. đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt.

8. Hai câu thơ dưới đây nói về sự thịnh vượng của nền nông nghiệp Đại Việt dưới triều đại nào?

“Đời vua Thái tổ, Thái tông.

Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn”.

  • A. Triều Lý.                  
  • B. Triều Trần.          
  •  C. Triều Hồ.            
  • D. Triều Lê sơ.

9. Đê “quai vạc” được hình thành bắt đầu từ triều đại nào trong nền văn minh Đại Việt?

  • A. Triều Lý.                  
  • B. Triều Trần.           
  • C. Triều Hồ.            
  • D. Triều Lê sơ.

10. Các vua thời Tiền Lê, Lý hằng năm tổ chức “lễ Tịch điền” nhằm mục đích gì?

  • A. khuyến khích sản xuất nông nghiệp.
  • B. khuyến khích khai khẩn đất hoang.
  • C. khuyến khích bảo vệ, tôn tại đê điều.
  • D. khuyến khích sản xuất nông, lâm nghiệp.

11. Các quan xưởng được thành lập nhằm mục đích gì?

A. Đúc tiền, vũ khí, đóng thuyền chiến, may mũ áo cho vua quan.

B. Đúc tiền, làm gốm sứ, đóng thuyền chiến, may mũ áo cho vua quan.

C. Đúc tiền, vũ khí, làm tơ lụa, đồng hồ, may mũ áo cho vua quan.

D. Đúc tiền, vũ khí, đóng thuyền chiến, làm tranh sơn mài để xuất khẩu.

12. Nguyên nhân nào là quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển thủ công nghiệp Đại Việt trong các thế kỉ X – XV?

  • A. Đất nước độc lập, thống nhất và sự phát triển của nông nghiệp.
  • B. Nhà nước đã có nhiều chính sách để phát triển các làng nghề.
  • C. Nhân dân có nhu cầu tiếp thu thêm các nghề mới từ bên ngoài.
  • D. Nhu cầu sử dụng các mặt hàng thủ công trong nước tăng nhanh.

13. Dựa trên cơ sở chữ Hán, cư dân Đại Việt đã sáng tạo ra loại chữ viết nào?

  • A. Chữ Quốc ngữ.                          
  • B. Chữ Hán Việt.
  • C. Chữ Latinh.                              
  • D. Chữ Nôm.

14. Chùa Một Cột là công trình kiến trúc được xây dựng mô phỏng theo hình dáng

  • A. bông hoa sen.                         
  • B. bông hoa cúc.
  • C. chiếc lá bồ đề.                       
  • D. bông hoa đại.

15. Vì sao Nho giáo sớm trở thành hệ tư tưởng của chế độ phong kiến ở Đại Việt?

  • A. Được phổ biến rộng rãi trong nhân dân.
  • B. Góp phần củng cố quyền lực của giai cấp thống trị.
  • C. Chung sống hòa bình với các tín ngưỡng dân gian.
  • D. Nội dung dễ tiếp thu, nhân dân dễ tiếp cận.

16. Người đã xuất gia tu tập và lập ra Thiền phái Trúc Lâm Đại Việt là ai?

  • A. Vua Lý Thái Tổ.                                 
  • B. Vua Trần Thái Tông.
  • C. Vua Trần Nhân Tông.                          
  • D. Vua Lý Nhân Tông.

17. Sự hưng khởi của các đô thị Đại Việt trong các thế kỉ XI – XVIII do yếu tố nào?

  • A. Xuất hiện nhiều đô thị lớn như Thăng Long, Phố Hiến.
  • B. Nhiều thương nhân châu Âu, Nhật Bản đến buôn bán.
  • C. Các chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi.
  • D. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hóa.

18. Em hãy cho biết câu ca dao dưới đây nói lên điều gì

“Đình Bảng bán ấm, bán khay

Phù Lưu họp chợ mỗi ngày một đông”.

  • A. Sự phát triển của thủ công nghiệp.
  • B. Sự xuất hiện nhiều nghề thủ công mới.
  • C. Sự phát triển của ngành nông nghiệp.
  • D. Sự phát triển của buôn bán nội địa.

19. Việc chữ Nôm trở thành chữ viết chính thống thay thế chữ Hán thời Tây Sơn thể hiện điều gì?

  • A. Sự suy thoái của Nho giáo.
  • B. Ý thức tự tôn dân tộc.
  • C. Tính ưu việt của ngôn ngữ.
  • D. Tinh thần sáng tạo của dân tộc.

20. Từ chính sách giáo dục Nho học của Đại Việt có thể rút ra được bài học kinh nghiệm gì cho nền giáo dục Việt Nam hiện nay?

  • A. Phát triển giáo dục khoa học xã hội.
  • B. Phát triển giáo dục khoa học tự nhiên.
  • C. Phải duy trì nền giáo dục khoa học.
  • D. Xây dựng nền giáo dục toàn diện.


  • 1. B
  • 2. C
  • 3. A
  • 4. B
  • 5. A
  • 6. C
  • 7. D
  • 8. D
  • 9. B
  • 10. A
  • 11. A
  • 12. A
  • 13. D
  • 14. A
  • 15. B
  • 16. C
  • 17. D
  • 18. D
  • 19. B
  • 20. D

Từ khóa tìm kiếm Google: Giải SBT lịch sử 10 sách mới, giải bài tập lịch sử 10 chân trời, giải lịch sử 10 CTST bài 18, giải câu 9 Văn minh Đại Việt

Bình luận

Giải bài tập những môn khác