Hình ảnh nhà thơ và vầng trăng có mối giao hòa như thế nào...
c) Hình ảnh nhà thơ và vầng trăng có mối giao hòa như thế nào (chú ý sự sắp xếp vị trí các từ nhân và thi gia, song, nguyệt và minh nguyệt cũng như phép đối trong hai câu thơ)?
Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, ở đầu hai câu đều có chữ chỉ người (nhân, thi gia) và chỉ trăng (nguyệt, minh nguyệt), ở giữa là từ chỉ cửa sổ song sắt nhà tù (song). Sự sắp xếp này cùng nghệ thuật đăng đối giữa hai câu đã làm nổi bật, nhấn mạnh mối giao hòa tuyệt vời giữa người và trăng. Bất chấp cả không gian ngục tù, bất chấp sự ngăn cách của chiếc "song sắt" chắn ngang trước mặt, người và trăng, trăng và người cứ hướng về nhau bằng một tấm lòng đối đãi người tri kỉ. Người thì thả hồn ra ngoài song để ngắm nhìn vẻ đẹp của trăng, còn trăng cũng vượt qua song sắt để đến bên người. Đó là sự giao hòa tuyệt diệu, là mối quan hệ tri kỉ giữa người thi nhân và vầng trăng sáng.
Xem toàn bộ: Soạn văn 8 VNEN bài 20: Ngắm trăng – Đi đường
Bình luận