Hãy viết khoảng 3-4 câu khái quát nội dung chính của đoạn trích...

C. Hoạt động luyện tập.

1. Kiểm tra văn

Đề bài tham khảo.

Nay các ngươi nhìn chù nhục mà không biết lo....các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn[1]. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức ; nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm[2]. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển ; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con ; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát[3]. Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trông không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ khôn đuổi được quân thù ; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai[4]. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào ! [5] Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị đuổi, mà vợ con các ngươi cũng nguy khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà mồ mả cha mẹ các ngươi cũng bị phát quật; chẳng những thân ta kiếp này bị nhục, mà đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là tướng bại trận[6]. Lúc ấy, các ngươi dẫu muốn vui chơi phỏng có được không?[7]

a. Hãy viết khoảng 3-4 câu khái quát nội dung chính của đoạn trích

b. Nhận xét về tác dụng của yếu tố biểu cảm trong câu 4 của đoạn trích

c. Câu nghi vấn 7 ở cuối đoạn để làm gì?

d. Sau đây là ý kiến của hai bạn An và Liên về ddaonj trích này. Ý kiến của em như thế nào? Viết một đoạn văn từ 8-10 câu trình bày ý kiến của em.

An: - Đoạn trích thật là hay, bởi qua đó ta hiểu được tấm lòng yêu nước thiết tha, sâu sắc của Trần Quốc Tuấn

Liên: - Mình thấy đoạn trích này hay, bởi nghệ thuật thuyết phục quân sĩ thật tài tình của Trần Quốc Tuấn


a. Đoạn trích là lời kêu gọi toàn quân hãy đứng lên sẵn sàng nêu cao tinh thần chiến đấu bảo vệ tổ quốc của Trần Quốc Tuấn. Bằng lời lẽ đanh thép, trần Quốc Tuấn đã phê phán những hành động sai trái về thú ăn chơi hưởng lạc của các tướng sĩ từ đó sẽ kiến đất nước lâm vào cảnh nước mất nhà tan. Thông qua đó ông đã nêu cao tinh thần cảnh giác ,chăm lo học tập binh thư, tập dược cung tên để thực hiện mục tiêu quyết chiến , quyết thắng vs kẻ thù xâm lược không chỉ với toàn binh lính mà với cả người đọc như chúng ta.

b. Tác dụng:  Dùng để bộc lộ cảm xúc

c. Câu nghi vấn 7 ở cuối đoạn trích dùng để bộc lộ cảm xúc. Đây không chỉ là một câu hỏi xoáy sâu vào lòng tướng sĩ mà còn là một sự khẳng định của Trần Quốc Tuấn đó chính là nhìn hoàn cảnh đất nước như thế trong khi bản thân ăn chơi hưởng lạc chắc chắn không thể vui vẻ được.

d. Em đồng ý với ý kiến cả 2 bạn bởi qua đó ta hiểu được tấm lòng yêu nước thiết tha, sâu sắc của Trần Quốc Tuấn và nghệ thuật thuyết phục quân sĩ của trần quốc tuấn thật tài tình. 

Qua bài hịch, Trần Quốc Tuấn không chỉ thể hiện lòng căm thù sục sôi quân cướp nước mà còn thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng, quyết xả thân cho độc lập dân tộc. Nghệ thuật thuyết phục quân sĩ thể hiện ở chỗ, ông đã nêu tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù vừa bằng những sự việc cụ thể, vừa bằng những hình ảnh ẩn dụ, với lời lẽ rất mạnh mẽ, biểu lộ lòng căm thù, sự khinh bỉ tột độ quân giặc của tác giả "đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói". Tác giả tự bộc bạch nỗi lòng của mình để khích lệ các tướng sĩ. Lòng yêu nước, chí căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thật mãnh liệt, thiết tha, sôi sục, khiến lời văn như có máu chảy ở đầu ngọn bút, gây xúc động cao độ cho người nghe. Trần Quốc Tuấn đã nói đến ân tình sâu nặng của ông với tướng sĩ, kêu gọi tướng sĩ vì quan hệ tốt đẹp đó mà nâng cao trách nhiệm và danh dự của kẻ làm tướng, chung lòng chung sức với ông trong cuộc chiến. Trần Quốc Tuấn cũng nói tới tình cảm nhân bản thân thiết, sâu xa, cao quý, thiêng liêng nhất của mỗi con người (gia quyến, vợ con, mồ mả cha ông, tông niếu xã tắc) sẽ có kết cục bi thảm như thế nào nếu không chống nổi giặc ngoại xâm. Giọng điệu của bài Hịch rất phong phú và linh hoạt: khi thì ôn tồn, thống thiết nghĩa nặng tình sâu, khi thì chì chiết chua cay, trách mắng nghiêm khắc, khi thì mỉa mai châm chọc. Cùng với giọng điệu là lời văn giàu cảm xúc, giàu sắc thái biểu cảm, vừa hùng hồn, vừa khúc chiết. Thêm vào đó là sự xuất hiện cái tôi trữ tình yêu nước vĩ đại Trần Quốc Tuấn. Như vậy nghệ thuật trong Hịch tướng sĩ là nghệ thuật trữ tình hùng biện rất giàu cảm xúc, hình tượng và đầy sức thuyết phục, xứng đáng là một kiệt tác văn chương yêu nước bất hủ của thời đại chống Mông Nguyên nói riêng và mọi thời đại nói chung.


Từ khóa tìm kiếm Google: giải bài 27 tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận, tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận trang 74, tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận sách ngữ văn 9, giải ngữ văn 9 sách vnen chi tiết dễ hiểu.

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác