Hãy tìm hiểu và giới thiệu sự phát triển của làng gốm Bát Tràng và làng nghề gốm của người Chăm ở Việt Nam.

Vận dụng

Hãy tìm hiểu và giới thiệu sự phát triển của làng gốm Bát Tràng và làng nghề gốm của người Chăm ở Việt Nam.


Sự phát triển của làng gốm Bát Tràng:

   Thế kỷ 15 và 16 được ghi nhận là thời kỳ mới thành lập làng gốm sứ và cũng là thời điểm phát triển rực rỡ của làng gốm Bát Tràng. Sang đến thế kỷ 16 – 17, với sự xuất hiện và giao lưu các sản phẩm của các nước Tây Âu cùng sự ra đời của nhà Minh bên Trung quốc kết hợp với xách cấm tư nhân buôn bán nước ngoài nên việc xuất khẩu đồ gốm sứ bát tràng càng được phát triển hơn.

   Thế kỷ 15 – 17 được coi là giai đoạn phát triển vượt bậc nhất của làng gốm sứ Ấm Chén Bát Tràng trong đó xuất khẩu là 1 đặc điểm đáng chú ý. Với ưu điểm thuận lợi đường thủy tiện lưu thông với các nước lớn như Nhật, Trung, các nước đông nam á đến tận các nước Tây Âu cùng nhiều nước khác trên toàn thế giới.

   Thời kỳ suy thoái của các sản phẩm gốm sứ được đánh dấu bởi sự dỡ bỏ lệnh cấm buôn bán với nước ngoài của nhà Thanh. Chính điều này khiến nước ta bị cạnh tranh và từ đó hạn chế tiếp cận thị trường các nước khác. Tại Nhật Bản thì kỹ thuật chế tạo gốm sứ của họ cũng có sự phát triển vượt bậc nên nhu cầu nhập khẩu gốm sứ từ Việt Nam cũng kém đi.

   Đến thời điểm khoảng thế kỷ 18 – 19, triều Trịnh Nguyễn lại cho công bố một số biện pháp hạn chế thông thương bên ngoại nên sự giao lưu buôn bán của Việt Nam ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Gốm sứ bát tràng cũng bị ảnh hưởng to lớn và hầu như không còn được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài nữa.

   Từ các năm 60 của thế kỷ 20, nhà nước cho xây dựng các hợp tác xã và sự ra đời của Xí nghiệp gốm sứ Bát Tràng với công nhân và các nghệ nhân thủ công lành nghề. Ở thời điểm này có rất nhiều các người thợ có tay nghề nổi tiếng như Đào Văn Can, Nguyễn Văn Khiếu, Lê Văn Vấn, Lê Văn Cam…

   Sau đó nước ta tiến hành hội nhập với nền kinh tế thị trường thì các hợp tác xã cùn xí nghiệp bị giải thể. Các hộ gia đình cùng sự phát triển của các công ty, doanh nghiệp để dần lấy lại sự phát triển và thương hiệu uy tín của làng gốm sứ bát tràng.

   Ngày nay, các sản phẩm gốm sứ bát tràng ngày càng trở nên đa dạng về chủng loại và sản phẩm. Công nghệ sản xuất từ thủ công thì giờ cũng đã áp dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến. Các sản phẩm có thể kể tới như ấm chén, bát đĩa, lọ hoa, gốm sứ tâm linh, bình hút tài lộc, gốm sứ gia dung..Các mặt hàng gốm sứ Bát Tràng cũng đã được xuất khẩu tới nhiều nước châu Âu, châu Á khác.

(Nguồn: https://gomsubattrangonline.com/tin-tuc-gom-su-/su-phat-trien-cua-lang-gom-bat-trang/)

Sự phát triển của làng nghề gốm của người Chăm ở Việt Nam: 

   Làng gốm bàu Trúc Ninh Thuận thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Ngôi làng này là một trong số những ngôi làng cổ bậc nhất ở Ninh Thuận, cũng là ngôi làng nổi tiếng với các sản phẩm gốm thủ công và kỹ thuật nung gốm độc đáo. Gốm Bàu Trúc được ngợi ca là sản phẩm thủ công mang nét đặc trưng không lẫn với gốm nơi khác của tỉnh Ninh Thuận.

   Nguyên liệu làm gốm của người Chăm làng Bàu Trúc là: đất sét, cát, nước ngọt trong đó đất sét ở làng Bàu Trúc với độ kết dính đặc biệt, một chất liệu đặc biệt để chế tác sản phẩm gốm Bàu Trúc.

   Nghề làm gốm truyền thống của người Chăm có một vai trò to lớn trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Sản phẩm gốm không thể thiếu trong đời sống, sinh hoạt hằng ngày của mỗi gia đình và trong văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng người Chăm. Nghề gốm có vị trí quan trọng đối với người dân làng Bàu Trúc bởi các giá trị: lịch sử, kinh tế, khoa học, văn hóa - xã hội và nghệ thuật. Do vậy, việc bảo tồn nghề gốm truyền thống vừa mang ý nghĩa kinh tế vừa là sự bảo tồn một trong những nghề thủ công truyền thống quan trọng của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận còn lại đến nay. Với những giá trị đặc sắc, nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm Bàu Trúc là dấu ấn của lịch sử, của văn hóa - xã hội, được cộng đồng người Chăm làng Bàu Trúc thừa nhận, bảo tồn và lưu giữ qua nhiều thế hệ, góp phần cho bức tranh văn hóa Chăm thêm đa dạng và lung linh sắc màu.

   Tồn tại từ khoảng cuối thế kỷ 12 đến nay, Bàu Trúc được xem là một trong số rất ít những làng gốm cổ ở Đông Nam Á còn giữ lại cách sản xuất thô sơ từ ngàn xưa.

(Nguồn: https://special.vietnamplus.vn/2020/06/09/gomcham/)


Trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời sáng tạo bài 18 Văn minh Đại Việt (P2)
Từ khóa tìm kiếm Google: Giải lịch sử 10 chân trời sáng tạo, giải sách chân trời sáng tạo 10 môn lịch sử, giải lịch sử 10 sách mới bài 18, bài 18 Văn minh Đại Việt

Bình luận

Giải bài tập những môn khác