Hãy so sánh điểm khác biệt trong quy trình chăn nuôi lợn thịt và lợn nái

Câu hỏi 2: Hãy so sánh điểm khác biệt trong quy trình chăn nuôi lợn thịt và lợn nái


 Lợn thịtLợn nái
Kĩ thuật nuôi dưỡng

Các giai đoạn của lợn thịt:

  • Giai đoạn sau cai sữa (7 - 20 kg): nhu cầu năng lượng và protein cao: protein thô 20%, ME 3300 kcal/kg
  • Giai đoạn lợn choai (20 - 60 kg): khẩu phần ăn có hàm lượng protein thô 16 - 18%, ME 3200 Kcal/kg
  • Giai đoạn vỗ béo (60 - 100 kg): khẩu phần ăn giảm protein thô 13%, Me 3200 Kcal/kg

Các giai đoạn của lợn nái:

  • Giai đoạn mang thai từ 1  đến 90 ngày: khẩu phần ăn 1,8 - 3 kg/con/ngày
  • Giai đoạn từ 91 đến 107 ngày: tăng lượng thức ăn lên ,5 - 3 kg/con/ngày
  • Giai đoạn chửa kì cuối từ 108 ngày đến lúc đẻ cần giảm dần lượng thức ăn từ 3 kg/con/ngày xuống 0,5 kg/con/ngày vào ngày đẻ để tránh chèn ép bào thai và giúp lợn nái dễ đẻ

 

Kĩ thuật chắm sóc

Phân lô, phân đàn. Lợn con sau khi cai sữa sẽ được phân lô, phân đàn để tiện nuôi dưỡng, chăm sóc. Khi ghép đàn cần chú ý tránh để lợn phân biệt đàn và cắn nhau. Khi phân đàn, cần đảm bảo khối lượng lợn trong cùng một lô không nên chênh lệch quá nhiều.

Mật độ nuôi: 0,4 – 0,5 m3/con đối với lợn có khối lượng 10 35 kg: 0,7 0,8m2/con đối với lợn có khối lurong 35-100 kg.

Trong 2 tháng đầu mang thai, không nên di chuyển lợn nái nhiều để tránh gây stress, dễ bị sẩy thai. Khi lợn nái chuẩn bị đẻ, chuyển lợn nái từ chuồng bầu lên chuồng đẻ. Thời điểm cai sữa cho lợn con nên cho lợn nói nhịn ăn, sau đó cho ăn tăng lên để lợn nái sớm động dục lại.


Trắc nghiệm Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều bài Ôn tập Chủ đề 5 Công nghệ chăn nuôi

Bình luận

Giải bài tập những môn khác