Hãy so sánh bài thơ “Thiên Trường vãn vọng” của Trần Nhân Tông với đoạn thơ trích trong bài “Chiều hôm nhớ nhà” của Bà Huyện Thanh Quan dưới đây: Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn. Gác mái ngư ông về viễn phố Gõ sừn
Câu 2: Hãy so sánh bài thơ “Thiên Trường vãn vọng” của Trần Nhân Tông với đoạn thơ trích trong bài “Chiều hôm nhớ nhà” của Bà Huyện Thanh Quan dưới đây:
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn.
Gác mái ngư ông về viễn phố
Gõ sừng mục tử lại cô thôn.
- Để làm được bài này, đầu tiên, em hãy so sánh hai bài thơ trên những bình diện như: thời điểm nhìn và tả cảnh vật, địa điểm của cảnh vật, cảnh vật, cảnh vật trong thời gian, âm thanh của cảnh vật, con người giữa cảnh vật, tâm hồn, tâm trạng của tác giả trước cảnh vật,…
* Từ việc tìm đủ các bình diện cần so sánh, em hãy lần lượt tiến hành việc so sánh cụ thể để tìm ra nét chung và nét riêng (tức là cái giống nhau và cái khác nhau) của từng hiện tượng. Ví dụ:
– Cũng là tả cảnh lúc buổi chiều nhưng giữa câu thơ “Bóng chiều man mác có dường không” và câu thơ “Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn” thì có gì khác nhau? (Em có đồng ý với ý kiến cho rằng: Ở câu sau, chiều đã ngả về tối hơn so với câu trước không? Nếu đồng ý thì hãy giải thích tại sao có thể nói như thế.)
– Cũng là tả cảnh thôn quê nhưng cảnh ở bài thơ có gì khác so với cảnh ở đoạn thơ? Có người nói: Cảnh ở bài thơ hẹp hơn, cuộc sống của con người có phần được hé lên rõ hơn, và cảnh trầm lặng mà không buồn vắng như ở đoạn thơ. Nói thế có đúng không? Ý kiến của em thế nào?
– Cũng có âm thanh nhưng ở bài thơ thì có tiếng sáo, còn ở đoạn thơ thì có tiếng ốc (tù và), tiếng trống. Tiếng sáo nghe gần gũi hơn, vui tai hơn. Còn tiếng ốc, tiếng trống nghe như từ xa vọng lại văng vẳng và dễ gây cảm giác nặng nề. Các trạng thái âm thanh đó gợi cho người đọc cảm giác gì khác nhau về cảnh?
– Trong cảnh đều có người nhưng ở bài thơ chỉ có mục tử (ở đây là trẻ chăn trâu), còn ở đoạn thơ lại có ngư ông và mục tử. Điều đó có liên quan gì tới độ rộng hẹp của cảnh được quan sát trong khi miêu tả? Hình ảnh mục đồng trong câu thơ “Mục đồng sáo vẳng trâu về hết” và mục tử trong câu thơ “Gõ sừng mục tử lại cô thôn” có gì khác nhau?
– Cả bài thơ và đoạn thơ đều chứa đựng tâm trạng của tác giả nhưng khác nhau thế nào? Có người nói: Ở bài thơ, tâm trạng tác giả chỉ trầm lặng mà không buồn, thậm chí còn là gắn bó, ấm áp tình với cảnh. Còn ở đoạn thơ thì lại là một tâm trạng rất mực cô đơn trước cảnh vật. Ý kiến của em thế nào?
Bình luận