Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.
Bài 7: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.
1. Sử học có mối quan hệ như thế nào với di sản văn hoá?
- A. Bảo tồn và khôi phục các di sản.
- B. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản.
- C. Bảo vệ và lưu giữ các giá trị các di sản.
- D. Bảo vệ khôi phục các di sản.
2. Việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, di sản là nhiệm vụ của
- A. ngành khoa học tự nhiên và công nghệ; cơ quan quản lí của Nhà nước.
- B. ngành khoa học xã hội và nhân văn; cơ quan văn hoá, thông tin đại chúng, cá nhân.
- C. Cơ quan Nhà nước; tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội, cơ quan văn hoá; thông tin đại chúng và cá nhân.
- D. viện bảo tàng, bảo tồn, nhà trưng bày; tổ chức chuyên môn; cơ quan văn hoá, thông tin đại chúng và cá nhân.
3. Di sản văn hoá Việt Nam được sử dụng không nhằm mục đích nào dưới đây?
- A. Phát huy giá trị di sản văn hoá vì lợi ích của toàn xã hội.
- B. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- C. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.
- D. Góp phần biến đổi những giá trị văn hoá xưa, làm cơ sở phát triển văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.
4. Sử học có vai trò như thế nào với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá?
- A. Nghiên cứu các sự kiện, nhân vật lịch sử, phục dựng bức tranh lịch sử, từ đó nghiên cứu cách thức bảo tồn các giá trị của di sản
- B. Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các sự kiện, nhân vật lịch sử, di sản văn hoá.
- C. Kết quả nghiên cứu của Sử học là cơ sở chính để các nhà sử học thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản.
- D. Phục dựng bức tranh lịch sử, khẳng định giá trị của các di sản, là cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản.
5. Di sản văn hoá là những sản phẩm tinh thần, vật chất, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có giá trị
- A. lịch sử, văn hoá, khoa học.
- B. khoa học, kinh tế, chính trị.
- C. kinh tế, giáo dục, văn hoá.
- D. khoa học, kinh tế, văn hoá.
6. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá là hoạt động
- A. tìm kiếm, lưu giữ và bảo vệ các giá trị di sản.
- B. phát triển và lan toả các giá trị di sản.
- C. lưu giữ, bảo vệ và lan toả các giá trị của di sản.
- D. quy hoạch, lưu giữ và bảo vệ các di sản.
7. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá không phải là hoạt động
- A. tiến hành xây mới các di tích, hiện đại hoá di tích.
- B. đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc.
- C. đem lại hiệu quả thiết thực phát triển kinh tế, xã hội.
- D. hình thành ý thức trách nhiệm với cộng đồng xã hội và thế hệ mai sau.
8. Các loại hình di sản văn hoá (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp,...) đều có vai trò là
- A. di sản văn hoá đặc biệt.
- B. di sản văn hoá quốc gia.
- C. nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt.
- D. di tích lịch sử quan trọng đặc biệt.
9. Sử học có vai trò nào dưới đây đối với sự phát triển của một số ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá?
- A. Phát huy, quảng bá các giá trị của lịch sử, văn hoá dân tộc.
- B. Thúc đẩy tri thức lịch sử và văn hoá nhân loại phát triển.
- C. Giáo dục các thế hệ, tôn vinh các giá trị lịch sử, văn hoá.
- D. Cơ sở hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng hoạt động
10. Công nghiệp văn hoá có vai trò nào dưới đây đối với sự phát triển của Sử học?
- A. Phát huy, quảng bá các giá trị của lịch sử, văn hoá dân tộc.
- B. Cung cấp những tri thức liên quan đến khoa học lịch sử.
- C. Nghiên cứu và đề xuất các chiến lược phát triển bền vững.
- D. Cơ sở hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng hoạt động.
11. Lịch sử và văn hoá có vai trò như thế nào đến sự phát triển du lịch?
- A. Cung cấp bài học kinh nghiệm, là cơ sở hình thành ý tưởng xây dựng chiến lược phát triển.
- B. Mang lại nguồn lực hỗ trợ hiệu quả cho công tác bảo tồn các di tích lịch sử, văn hoá.
- C. Cung cấp thông tin để Sử học nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững.
- D. Quảng bá lịch sử, văn hoá cộng đồng, kết nối và nâng cao vị thế và giá trị lịch sử, văn hoá.
1. B. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản.
2. C. Cơ quan Nhà nước; tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội, cơ quan văn hoá; thông tin đại chúng và cá nhân.
3. D. Góp phần biến đổi những giá trị văn hoá xưa, làm cơ sở phát triển văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.
4. D. Phục dựng bức tranh lịch sử, khẳng định giá trị của các di sản, là cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản.
5. A. lịch sử, văn hoá, khoa học.
6. C. lưu giữ, bảo vệ và lan toả các giá trị của di sản.
7. A. tiến hành xây mới các di tích, hiện đại hoá di tích.
8. B. di sản văn hoá quốc gia.
9. D. Cơ sở hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng hoạt động.
10. B. Cung cấp những tri thức liên quan đến khoa học lịch sử.
11. D. Quảng bá lịch sử, văn hoá cộng đồng, kết nối và nâng cao vị thế và giá trị lịch sử, văn hoá.
Bình luận