Hãy cho biết ý nghĩa của các động tác trong Hình 4.2.

II. TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH

1. Trách nhiệm chung

b. Thực hiện nghiêm các quy định về trật tự an toàn giao thông

Câu hỏi 1: Hãy cho biết ý nghĩa của các động tác trong Hình 4.2.

Giải bài 4 Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông

Câu hỏi 2:

  • Hãy cho biết ý nghĩa của tín hiệu đèn giao thông khi các màu đỏ, vàng, xanh được bật sáng. 
  • Hãy quan sát các biển báo hiệu giáo thông và rút ra đặc điểm nhận biệt của các nhóm biển ở hình 4.3.

Giải bài 4 Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông

Câu hỏi 3: Khi tham gia giao thông đường sắt, đường thủy nội địa, đường hàng không, em phải thực hiện những yêu cầu nào?


Câu hỏi 1: Ý nghĩa của các động tác trong Hình 4.2: 

  • Hình a: Người tham gia giao thông dừng lại cả hai chiều. 
  • Hình b: Người tham gia giao thông được đi một chiều theo hướng gậy. 
  • Hình c: Người tham gia giao thông ở tất cả các hướng đều phải dừng lại. 
  • Hình d: Người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển dừng hẳn lại. 
  • Hình e: Người đi phía trước và phía sau người điều khiển dừng lại. Người đi bên trái và bên phải người điều khiển được phép đi tất cả  các hướng.

Câu hỏi 2: Ý nghĩa của tín hiệu đèn giao thông khi các màu đỏ, vàng, xanh được bật sáng:

  • Tín hiệu đèn xanh: cho phép xe đi.
  • Tín hiệu đèn vàng: tín hiệu cảnh báo cho sự luân chuyển tín hiệu, báo hiệu người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông trên đường giảm tốc độ và phải dừng lại ở trước vạch sơn “Dừng lại” theo quy định. Trong trường hợp người điều khiển phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn thì phải nhanh chóng vượt qua khỏi giao lộ để tránh gây nguy hiểm cho bản thân và người tham gia giao thông khác.
  • Tín hiệu đèn đỏ: dừng lại.

Đặc điểm nhận biệt của các nhóm biển ở Hình 4.3:

  • Nhóm biển báo cấm: Hình tròn nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng đường phải tuyệt đối tuân theo. Hầu hết các biển có viền đỏ, nền trắng, trên nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ.
  • Nhóm biển báo nguy hiểm:
    • Biển báo nguy hiểm và cảnh báo là nhóm biển báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường để chủ động phòng ngừa kịp thời. Khi gặp loại biển này, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình huống có thể xẩy ra để phòng ngừa tai nạn.
    • Biển báo nguy hiểm có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu. Hình tam giác đều có ba đỉnh lượn tròn; một cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lên trên.
  • Nhóm biển báo hiệu lệnh: 
    • Biển hiểu lệnh là biển báo cho người tham gia giao thông biết các điều bắt buộc phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo. Trừ một số biển đặc biệt, các biển thể hiện hình tròn trên nền xanh lam có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người tham gia giao thông đường biết.
    • Các biển hiệu lệnh chủ yếu có quy cách hình tròn, hình chữ nhật màu xanh lam, hình vẽ màu trắng. Khi hết hiệu lệnh thường sử dụng vạch chéo màu đỏ kẻ từ trên xuống và từ phải qua trái đè lên hình màu trắng.

Câu hỏi 3: Khi tham gia giao thông đường sắt, đường thủy nội địa, đường hàng không, em phải thực hiện những yêu cầu:

  • Đường sắt: 
    • Tuân thủ các quy tắc: 
      • Tất cá các phương tiện tham gia giao thông đường sắt phải nhường đường cho phương tiện giao thông đường sắt tại nơi đường sắt giao nhau với đường bộ.
      • Tại nơi đường bộ giao nhau với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, người tham gia giao thông phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toànl khi đèn tín hiệu tắt, rào chắn đã mở, tín hiệu chuông báo ngừng mới được đi qua. 
    • Không thực hiện các hành vi sau:
    • Phá hoại công trình đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt. 
    • Xả chất thải không đảm bảo vệ sinh môi trường lên đường sắt; để vật dễ cháy, dễ nổ trong phạm vi công trình đường sắt,...
    • Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên đường sắt.
    • Ném đất, đá từ trên tàu xuống.
  • Đường thủy nội địa: phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của thuyền viên, người lái phương tiện.
  • Đường hàng không: tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của tiếp viên hành không. 

Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng và an ninh 10 kết nối tri thức bài 4 Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông

Bình luận

Giải bài tập những môn khác