Giải bài 11 Các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu

Giải bài 11: Các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu - Sách giáo dục quốc phòng và an ninh 10 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

KHỞI ĐỘNG

Theo em, trong chiến đấu, khi phát hiện địch trong ngôi nhà hoặc sau gốc cây,.....muốn tiếp cận địch để tiêu diệt em phải làm gì?

Câu trả lời:

Theo em, trong chiến đấu, khi phát hiện địch trong ngôi nhà hoặc sau gốc cây,.....muốn tiếp cận địch để tiêu diệt em phải lấy lá cây hoặc trét bùn đất lên người ngụy trang, sau đó trườn bò, đi khom từ từ tiếp cận địch.

KHÁM PHÁ

I. Ý NGHĨA

Câu hỏi: Tại sao các tư thế, động tác cơ bản trong chiến đấu có ý nghĩa rất quan trọng đối với người chiến sĩ khi vận động trên chiến trường?

Câu trả lời:

Các tư thế, động tác cơ bản trong chiến đấu có ý nghĩa rất quan trọng đối với người chiến sĩ khi vận động trên chiến trường vì:

  • Giúp người chiến sĩ biết lợi dụng địa hình, địa vật.
  • Giúp chiến sĩ quan sát, nắm chắc mọi tình hình nhanh chóng tiếp cận mục tiêu, tiêu diệt địch, bảo vệ mình, tránh được thương vong trong chiến đấu, hoàn thành nhiệm vụ được giao. 

II. CÁC TƯ THẾ, ĐỘNG TÁC CƠ BẢN VẬN ĐỘNG TRONG CHIẾN ĐẤU

1. Động tác đi khom

Câu hỏi: Người chiến sĩ có thể vận dụng động tác đi khom trong điều kiện địa hình, địa vật thấp hơn tầm ngực không? Tại sao?

Câu trả lời:

Người chiến sĩ không thể vận dụng động tác đi khom trong điều kiện địa hình, địa vật thấp hơn tầm ngực vì: 

  • Động tác đi khom cao vận dụng khi ta còn ở tương đối xa địch, trong điều kiện địa hình có vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực hoặc đêm tối, trời mưa, sương mù, địch khó phát hiện.
  • Động tác đi khom thấp vận dụng trong trường hợp khi ta ở tương đối gần địch, nơi địa hình có vật che đỡ, che khuất cao ngang tầm ngực. 

2. Động tác chạy khom

Câu hỏi: Trình bày điểm giống và khác nhau giữa động tác đi khom với động tác chạy khom. 

Câu trả lời:

Điểm giống và khác nhau giữa động tác đi khom với động tác chạy khom:

  • Giống nhau: vận dụng trong trường hợp gần địch có địa hình, địa vật che khuất.
  • Khác nhau: Động tác cơ bản như động tác đi khom, chỉ khác: tốc độ nhanh hơn, bước chân dài hơn.

3. Động tác bò cao

Câu hỏi: Tại sao thường vận dụng động tác bò cao nơi có vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế ngồi?

Câu trả lời:

Thường vận dụng động tác bò cao nơi có vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế ngồi vì: để vận động qua những nơi địa hình, địa vật dễ phát ra tiếng động, địch có thể nghe thấy như nơi gạch ngói, sỏi đá lởm chởm, cành khô, lá cây hoặc khi cần dùng tay dò gỡ mìn. 

4. Động tác lê

Câu hỏi: Nêu điểm giống và khác nhau về trưởng hợp vận dụng của động tác lê cao so với động tác bò cao. 

Câu trả lời:

Điểm giống và khác nhau về trưởng hợp vận dụng của động tác lê cao so với động tác bò cao:

  • Giống nhau: thường vận dụng động tác bò cao nơi có vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế ngồi. Thực hiện khi chiến sĩ giữ súng tiểu liên AK. 
  • Khác nhau: động tác bò cao tốc độ nhanh hơn.

5. Động tác trườn

Câu hỏi: Động tác trườn thường vận dụng trong những trường hợp nào?

Câu trả lời:

Động tác trườn thường vận dụng trong những trường hợp:

  • Khi gần sát địch, cần hạ thấp thân người.
  • Khi vận động qua khu vực bằng phẳng, trống trải, hỏa lực địch bắn thẳng. 

LUYỆN TẬP

Em hãy nêu trường hợp vận dụng và thực hiện các động tác: đi khom, chạy khom, bò cao, lê, trườn và vọt tiến, dừng lại với súng tiểu liên AK. 

Câu trả lời:

Trường hợp vận dụng và thực hiện các động tác: đi khom, chạy khom, bò cao, lê, trườn và vọt tiến, dừng lại với súng tiểu liên AK:

  • Đi khom: 
    • Động tác đi khom cao vận dụng khi ta còn ở tương đối xa địch, trong điều kiện địa hình có vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực hoặc đêm tối, trời mưa, sương mù, địch khó phát hiện.
    • Động tác đi khom thấp vận dụng trong trường hợp khi ta ở tương đối gần địch, nơi địa hình có vật che đỡ, che khuất cao ngang tầm ngực. 
  • Chạy khom: vận dụng trong trường hợp vượt qua địa hình trống trải trong tầm nhìn hoặc tránh bom đạn của địch. 
  • Bò cao: vận dụng nơi địa hình có vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế ngồi; vận động qua những nơi địa hình, địa vật dễ phát ra tiếng động, địch có thể nghe thấy như nơi gạch ngói, sỏi đá lởm chởm, cành khô, lá cây.
  • Lê: vận dụng khi ta ở gần địch, địa hình, địa vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế ngồi, cần thu hẹp diện tích cơ thể, vận động nhẹ nhàng. 
  • Trườn: vận dụng khi gần sát địch, cần hạ thấp thân người; khi vận động qua khu vực bằng phẳng, trống trải, hỏa lực địch bắn thẳng. 
  • Vọt tiến, dừng lại: vận dụng vận dụng khi vượt qua địa hình trống trải, khi địch tạm ngừng hỏa lực. 
Từ khóa tìm kiếm: giải sgk giáo dục quốc phòng và an ninh 10 kết nối tri thức, giải giáo dục quốc phòng và an ninh 10 sách mới, giải giáo dục quốc phòng và an ninh 10 bài 11, giải bài các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu

Bình luận

Giải bài tập những môn khác