Giai đoạn phát triển thịnh vượng của lịch sử phong kiến Trung Quốc gắn liền với vương triều nào sau đây?

Câu 1. Giai đoạn phát triển thịnh vượng của lịch sử phong kiến Trung Quốc gắn liền với vương triều nào sau đây?

A. Đường.

B. Nguyên.

C. Tống.

D. Thanh.

Câu 2. Sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc dưới thời Đường được phát triển mạnh mẽ nhờ thực hiện chính sách nào sau đây?

A. Khai thông “con đường Tơ lụa”.

B. Đem quân chiếm Nội Mông.

C. Áp dụng chế độ quân điền.

D. Củng cố việc cai trị ở các châu, phủ.

Câu 3. Nội dung nào sau đây là điểm mới về sản xuất thủ công nghiệp của Trung Quốc dưới thời Minh, Thanh?

A. Có nhiều loại hình sản phẩm, do nhân dân làm ra.

B. Được chuyên môn hoá và sử dụng nhiều nhân công.

C. Sản phẩm làm ra được nhân dân trao đổi ở nhiều nơi.

D. Xuất hiện các nghề thủ công truyền thống ở nhiều nơi.

Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về những chuyển biến trong xã hội Trung Quốc thời Minh, Thanh do sự phát triển của hoạt động thương mại?

A. Tiền giấy được đưa vào lưu thông ngày càng phổ biến.

B. Nhiều đô thị phát triển thịnh vượng ở nhiều vùng miền.

C. Trao đổi với cả thương nhân phương Đông và phương Tây.

D. Nhiều thương nhân tiến hành cuộc đại phát kiến địa lí.

Câu 5. Cho các cụm từ sau đây: (1) Nhà Minh; (2) Nhà Đường; (3) Nhà Thanh, (4) Nhà Tống; (5) Nhà Nguyên.

a) Hãy đặt các cụm từ trên vào các ô A, B, C, D, E trong sơ đồ 6 sao cho đúng với 5 vương triều lớn cầm quyền ở Trung Quốc (thế kỉ VII – đầu thế kỉ XX). b) Cho biết những triều đại “ngoại tộc” nào được thành lập ở Trung Quốc?

Câu 6. Hãy ghép ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho đúng với chính sách và biểu hiện sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường trên từng lĩnh vực,

Câu 7. Cho đoạn tư liệu sau: “Người nào chiếm hữu nhiều đất đai hơn hạn định thì mẫu ruộng tăng thêm đầu tiên bị phạt đánh mười trượng. Cứ thêm mười mẫu thì tội nặng thêm một bậc,... Hình phạt tối đa là một năm lao dịch khổ sai”. (Đường luật) Hãy cho biết ý nghĩa của điều khoản trên đối với sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc thời Đường.

Câu 8. Quan sát các hình 6.1, 6.2 và dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy:

a) Cho biết các hình ảnh đó là thành tựu và hoạt động trên lĩnh vực kinh tế nào dưới thời Minh, Thanh?

b) Mô tả sự phát triển của lĩnh vực kinh tế đó.

Câu 9. Những nội dung nào sau đây phản ánh đúng sự phát triển kinh tế nông nghiệp của Trung Quốc thời Minh, Thanh?

A. Hệ thống thuỷ lợi được mở rộng, góp phần thúc đẩy hoạt động di dân.

B. Hàng triệu người đã di cư đến vùng cao nguyên Sơn Tây, Vân Nam,...

C. Từ thế kỉ XIX, nhiều cây trồng mới được du nhập như bông, ngô, thuốc lá,... D. Qua mỗi triều đại, việc sản xuất nông nghiệp càng đa dạng, có quy mô lớn.

E. “Con đường Tơ lụa” hình thành chỉ phục vụ cho vận chuyển lương thực.

Câu 10. Quan sát hình 6.3 và dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy giới thiệu ngắn gọn về vua Đường Thái Tông theo các gợi ý: Trị vì trong thời gian nào? Có những chính sách cai trị gì? Được đánh giá như thế nào?


Câu 1: A

Câu 2: C

Câu 3: B

Câu 4: D

Câu 5.

a) (1) − D; (2) − A; (3) — E; (4) – B; (5) –C.

b) Vương triều ngoại tộc là: Nguyên, Thanh.

Câu 6. 1-B, D; 2-A, C; 3-E, H; 4-G, I, K.

Câu 7. Điều luật này giúp hạn chế tình trạng lấn chiếm ruộng đất của quý tộc, địa chủ đối với nông dân, góp phần bảo vệ và thúc đẩy hoạt động sản xuất nông nghiệp của đại bộ phận dân chúng.

Câu 8.

a) Hình 6.1 là biểu hiện về thành tựu của nghề thủ công nghiệp dưới thời Minh; hình 6.2 phản ánh hoạt động thương nghiệp dưới thời Thanh rất phát triển,

b) Sản xuất thủ công nghiệp và hoạt động thương nghiệp của Trung Quốc dưới thời Minh, Thanh đều phát triển mạnh. Trong lĩnh vực thủ công nghiệp có nhiều nghề như in ấn, luyện kim, khai mỏ, đúc tiền, dệt lụa,...

Về thương nghiệp, sản phẩm phong phú. Tiền giấy được đưa vào lưu thông ngày càng phổ biến. Nhiều đô thị phát triển thịnh vượng, thu hút đông đảo thương nhân nước ngoài đến buôn bán,...

Câu 9. A, B, D.

Câu 10.

Vua Đường Thái Tông là vị hoàng đế thứ hai của triều đại nhà Đường, trị vì từ năm 626 đến năm 649. Ông đã ban hành nhiều chính sách có lợi cho dân chúng như chính sách khẩn hoang, chính sách bình quân ruộng đất,... Thời kì trị vì của vua Đường Thái Tông được gọi là thời kì thịnh trị Trinh Quán. Ông được hậu thế đánh giá là vị vua kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác