Giá trị hiện thực trong tác phẩm của Nguyễn Du thể hiện ở những điểm nào?

Câu 3. Giá trị hiện thực trong tác phẩm của Nguyễn Du thể hiện ở những điểm nào?


- Giá trị hiện thực thể hiện trong thơ văn Nguyễn Du có liên quan tới quan điểm sáng tác của tác giả: viết từ những điều trông thấy. Quan điểm này thể hiện trong cả thơ chữ Hán (bài Sở kiến hành - Những điều trông thấy) và Truyện Kiều (câu thơ: “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”). 

- Giá trị hiện thực thể hiện qua nội dung phản ánh hiện thực của tác phẩm chữ Hán và Truyện Kiều. 

a. Giá trị hiện thực của thơ chữ Hán 

- Trong thơ chữ Hán, tác giả tập trung phản ánh hiện thực những số phận cơ cực, hẩm hiu (ông già mù hát rong, người mẹ dắt con đi ăn xin,...) hoặc những con người sắc tài mà bi kịch (người phụ nữ gảy đàn đất Long Thành, nàng Tiểu Thanh,...).

- Với cái nhìn hiện thực sắc sảo, Nguyễn Du đã nhận ra và ghi lại những bất công của xã hội: tầng lớp thống trị thì sống xa hoa còn người dân thì sống trong đói nghèo, cơ cực. Ngòi bút hiện thực của Nguyễn Du mang sức mạnh lên án, tố cáo xã hội vô nhân đạo. 

b. Giá trị hiện thực của Truyện Kiều 

- Nguyễn Du mượn câu chuyện nước ngoài, mượn xã hội triều Minh (Trung Quốc) để phản ánh hiện thực xã hội thời đại ông. 

- Tác giả phản ánh những thế lực tàn bạo trong xã hội với tầng lớp quan lại từ thấp đến cao, những kẻ lưu manh từ “quân buôn người” đến phường lừa lọc, bất nhân; sự khuynh đảo của đồng tiền “Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”. 

- Tác phẩm còn phản ánh cuộc sống của người dân vô tội, những thân phận nhỏ bé bị áp bức đau khổ mà điển hình là gia đình Thúy Kiều, thân phận Thúy Kiều. 

- Với cái nhìn hiện thực sâu sắc, Nguyễn Du thấy được những thế lực tàn bạo trong xã hội chính là nguyên nhân dẫn đến thảm cảnh của người dân vô tội. Chính vì vậy, ngòi bút hiện thực của Nguyễn Du ở Truyện Kiều cung mang sức mạnh lên án, tố cáo xã hội vô nhân đạo. 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác