Dựa vào Sơ đồ trong Hình 5.4, em hãy trình bày những nền văn minh tiêu biểu trong tiến trình phát triển của văn minh thế giới cổ - trung đại.
2. Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ - trung đại
Dựa vào Sơ đồ trong Hình 5.4, em hãy trình bày những nền văn minh tiêu biểu trong tiến trình phát triển của văn minh thế giới cổ - trung đại.
Những nền văn minh tiêu biểu trong tiến trình phát triển của văn minh thế giới cổ - trung đại:
Văn minh Ai Cập cổ đại
Ai Cập cổ đại là một nền văn minh cổ đại nằm ở Đông Bắc châu Phi, tập trung dọc theo hạ lưu của sông Nile thuộc khu vực đất nước Ai Cập ngày nay. Nền văn minh Ai Cập được thống nhất vào năm 3150 TCN với sự thống nhất chính trị của Thượng và Hạ Ai Cập dưới thời vị pharaon đầu tiên. Lịch sử của Ai Cập cổ đại đã trải qua một loạt các thời kỳ vương quốc ổn định và các giai đoạn hỗn loạn giữa chúng. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, văn minh Ai Cập đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý như chữ viết, văn học, kiến trúc và các kiến thức khoa học tự nhiên. Có thể nói rằng văn minh Ai Cập là một trong những nền văn minh phát triển rực rỡ nhất của thế giới cổ đại mà tầm ảnh hưởng xuyên không gian và thời gian. Cho đến nay, những thành tựu ấy vẫn làm cho chúng ta thán phục và ngạc nhiên trước sức sáng tạo kì diệu của Ai Cập thời cổ đại.
Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại
Từ khoảng đầu thiên kỉ III TCN, nhà nước Ấn Độ đã ra đời, nhưng cả giai đoạn từ đó cho đến khoảng giữa thiên kỉ II TCN, trước đây chưa được biết đến. Mãi đến năm 1920 và 1921, nhờ việc phát hiện ra hai thành phố Harappa và Môhenjô Đarô cùng rất nhiều hiện vật bị chôn vùi dưới đất ở vùng lưu vực sông Ấn, người ta mới biết được thời kì lịch sử này. Những hiện vật khảo cổ học chỉ giúp người ta biết được tình hình phát triển của các ngành kinh tế và văn hóa, qua đó có thể suy ra đây là thời kì đã có nhà nước, chứ chưa biết được lịch sử cụ thể. Vì vậy người ta gọi thời kì này là thời kì văn hóa Harappa hoặc thời kì văn minh lưu vực sông Ấn.
Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại
Trung Quốc đã trải qua xã hội nguyên thủy. Theo truyền thuyết, thời viễn cổ ở Trung Quốc có một thủ lĩnh mà đời sau thường nhắc đến gọi là Phục Hy. Đến nửa đầu thiên kỉ III TCN, ở vùng Hoàng Hà xuất hiện một thủ lĩnh bộ lạc gọi là Hoàng Đế. Hoàng đế họ Cơ, hiệu là Hiên Viên, được coi là thủy tổ người Trung Quốc. Đến cuối thiên kỉ III TCN, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, Hạ Vũ đều là dòng dõi của Hoàng Đế. Nghiêu và Thuấn tuy chỉ là những thủ lĩnh liên minh bộ lạc nhưng đời sau cho họ là những ông vua tốt nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Trong thời trung đại, Hán, Đường, Tông, Minh là những vương triều lớn, đó cũng là những thời kì Trung Quốc rất cường thịnh và phát triển về mọi mặt. Nguyên và Thanh cũng là hai triều đại lớn, nhưng triều Nguyên do người Mông cổ thành lập, triều Thanh do tộc Mãn Châu lập nên, trong xã hội tồn tại mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp rất gay gắt do đó đã hạn chế sự phát triển về văn hóa. Triều Thanh tuy tồn tại đến năm 1911, nhưng từ năm 1840, tính chất của xã hội Trung Quốc đã thay đổi nên đã chuyển sang thời kì lịch sử cận đại.
Bình luận