Đọc và tóm tắt những ý chính trong đoạn trích

2. Đọc và tóm tắt những ý chính trong đoạn trích

Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt là những từ và ngữ (định danh) được dùng để tự xưng mình với người khác và gọi người khác trong các mối quan hệ giao tiếp, qua đó thể hiện tính chất và tình cảm trong mối quan hệ xã hội với nhau. Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt bao gồm:

- Xưng hô bằng từ chuyên dụng: đại từ nhân xưng (tôi, tao, mày, ta, nó, y, vị/quý vị) những danh từ chỉ quan hệ họ hàng dùng để xưng hô (cụ, ông, bà, bác, bố, mẹ, chú, cô, dì, cậu, mợ,…)

- Xưng hô bằng chức danh; thủ tướng, chủ tịch, giám đốc, thầy giáo, cô giáo,…

- Xưng hô bằng tên riêng.

- Xưng hô bằng chức danh kết hợp với tên/ họ tên: chủ tịch Hùng, giám đốc Mạnh, cô giáo Hà,…

Các nhân tố chi phối đến việc lựa chọn từ ngữ xưng hô trong giao tiếp:

- Nhân vật giao tiếp: trong giao tiếp, các nhân vật luôn đảm nhận vai giao tiếp khác nhau gồm vai phát (vai xưng) và vai nhận (vai hô). Văn giao tiếp của người việt là “xưng khiêm, hô tôn”.

Giữa các nhân vật giao tiếp có mối quan hệ liên cá nhân. Đó là mối quan hệ xét trong tương quan xã hội, sự hiểu biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau. Quan hệ liên cá nhân được xác định theo hai trục:quan hệ quyền uy và quan hệ thân sơ. Khi vị thế của các nhân vật giao tiếp khác nhau, điều đó sẽ chi phối trực tiếp đến việc lựa chọn và sử dụng từ xưng hô. Thông thường, trước người có vị thế cao hơn mình, người nói thường dùng từ ngữ xưng hô có sắc thái lịch sự, trịnh trọng; với người có vị thế ngang bằng thì sử dụng các từ ngữ xưng hô với các đặc sắc thái thân mật, lịch sự hay suồng sã.

(Theo Võ Minh Phát)


     Từ ngữ xưng hô là những từ và ngữ (định danh) được dùng để tự xưng mình và gọi người khác trong các mối quan hệ giao tiếp.

- Từ ngữ xưng hô thể hiện tính chất và tình cảm trong mối quan hệ xã hội.

Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt:

- Xưng hô bằng từ chuyên dụng.

- Xưng hô bằng chức danh.

- Xưng hô bằng tên riêng.

- Xưng hô bằng chức danh kết hợp với tên/ họ tên.

Các nhân tố chi phối đến việc lựa chọn từ ngữ xưng hô trong giao tiếp:

- Nhân vật giao tiếp: các nhân vật luôn đảm nhận vai giao tiếp khác nhau theo văn hóa “xưng khiêm, hô tôn”.

- Quan hệ liên cá nhân: được xác định theo hai trục:quan hệ quyền uy và quan hệ thân sơ.

Trước người có vị thế cao hơn: thường dùng từ ngữ xưng hô có sắc thái lịch sự, trịnh trọng

Với người có vị thế ngang bằng : thường dùng từ ngữ xưng hô với sắc thái thân mật, lịch sự hay suồng sã.


Từ khóa tìm kiếm Google: giải bài 3 tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em, tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em trang 19, tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em sách vnen ngữ văn 9, giải ngữ văn 9 sách vnen chi tiết dễ hiểu.

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác