Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp

3. Tìm hiểu về các phương châm hội thoại ( tiếp theo)

a) Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp

Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi

        CHÀO HỎI

Anh chàng nọ ở nhà vợ tại một vùng quê, được người nhà dặn là phải luôn chào hỏi mọi người xung quanh.

Một hôm, anh ta ra đường và thấy một người đang đốn cành trên một cây cao, liền ra dấu gọi.

Người kia dừng việc, lật đật trèo xuống, hỏi:

- Có việc gì thế?           

- Có việc gì đâu! Bác làm việc vất vả lắm phải không?

                                                     ( Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)

(1) Nhân vật chàng rể đã tuân thủ đúng phương châm lịch sự. Dẫn chứng nào trong câu chuyện cho em biết điều đó?

(2) Việc tuân thủ phương châm lịch sự trong tình huống này có nên hay không? Vì sao?

(3) Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra bài học gì về việc vận dụng các phương châm hội thoại?


(1) Anh đã ân cần hỏi thăm, quan tâm: Bác làm việc vất vả lắm phải không?

(2) Việc tuân thủ phương châm lịch sự trong tình huống này là không nên. Vì hành động chào hỏi của anh gây phiền toái, mất thời gian làm việc của người khác.

(3) Vận dụng phương châm hội thoại phải phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp.


Từ khóa tìm kiếm Google: giải bài 3 tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em, tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em trang 19, tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em sách vnen ngữ văn 9, giải ngữ văn 9 sách vnen chi tiết dễ hiểu.

Xem thêm

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác