Đọc phần ngữ liệu bài viết Vở kịch “Thúy Kiều - một kiếp đoạn trường” (SGK, trang 54-55) và trả lời các câu hỏi

Câu 2. Đọc phần ngữ liệu bài viết Vở kịch “Thúy Kiều - một kiếp đoạn trường” (SGK, trang 54-55) và trả lời các câu hỏi:

- Đối tượng được bàn luận trong bài viết trên thuộc ngành nghệ thuật nào? Nội dung chính của mỗi phần trong văn bản trên là gì? Nội dung ấy liên quan đến phần đọc hiểu văn bản trong Bài 2 ra sao? 

- Tác giả đã nêu lên những nội dung và một số nét nghệ thuật đặc sắc gì của tác phẩm?

- Qua văn bản, có thể rút ra được những lưu ý gì khi phân tích một tác phẩm nghệ thuật?


- Đối tượng được bàn luận trong bài viết trên thuộc ngành nghệ thuật sân khấu điện ảnh. Văn bản vở kịch “Thúy Kiều - một kiếp đoạn trường” gồm hai phần. Ý chính của phần 1: Nêu lên các thành công chính của vở diễn với diễn xuất của các diễn viên chính Tố Uyên (vai Thúy Kiều) và Tiến Huy (vai Từ Hải). Phần 2: Nêu lên các thành công về lời thoại, vũ đạo, âm nhạc và một số hạn chế của vở diễn. Toàn bộ nội dung của bài viết về vở kịch liên quan đến tác phẩm Truyện Kiều được học với các đoạn trích Trao duyên, Anh hùng tiếng đã gọi rằng là hai đoạn trích khai thác chiều sâu hai nhân vật Thúy Kiều và Từ Hải, cũng là 2 nhân vật được nói nhiều trong bài viết vở kịch Thúy Kiều - một kiếp đoạn trường. Như thế, bài viết này góp phần soi sáng thêm cho các văn bản đọc hiểu về Truyện Kiều. Và ngược lại, do đã học Truyện Kiều với các đoạn trích trên, các em sẽ hiểu hơn về nội dung mà bài viết về vở kịch đã đề cập. 

- Tác giả bài viết Vở kịch “Thúy Kiều - một kiếp đoạn trường” đã nêu lên đặc sắc về nội dung vở diễn, ví dụ: “Vai chính Thúy Kiều do Tố Uyên đảm nhận đã phần nào thể hiện tốt những diễn biến tâm lí phức tạp của Thúy Kiều qua từng câu thơ của Nguyễn Du. Từ ấn tượng về một Thúy Kiều tài sắc với tâm hồn trắng trong khi gặp Kim Trọng, người xem đã xúc động trước sự tủi nhục, chịu đựng một cách bất lực thể hiện qua từng câu thoại và biểu cảm của nàng Kiều trong những phân cảnh chốn lầu xanh hoặc cảnh đánh ghen của Hoạn Thư.”

+ Bài viết cũng nêu lên một số nét đặc sắc nghệ thuật của vở kịch, ví dụ: “Các diễn viên trẻ đóng vai phụ ở tuyến chính như Kim Trọng, Từ Hải hay phản diện như Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh đều có sự nhập tâm, đem lối diễn cá nhân thổi hồn vào nhân vật mà vẫn trung thành với nguyên tác [...] Các diễn viên đã cảm nhận và thấu hiểu tinh thần nhân vật từ câu chữ của Nguyễn Du, để rồi diễn xuất trên sân khấu theo tưởng tượng của riêng mình.”. 

+ Người viết đã nhận xét, đánh giá về ưu điểm của vở kịch. Ví dụ: “Ngoài sự nhập tâm của các diễn viên, lời thoại, vũ đạo, âm nhạc của vở diễn cũng là một số điểm đáng chú ý. Trước tiên, lời thoại hầu như đã được giản lược các điển cố, điển tích so với nguyên tác. Tuy nhiên, vẫn có sự lồng ghép hợp lí và tự nhiên các câu thơ quen thuộc, nổi tiếng từ trong nguyên tác Truyện Kiều, kết hợp lối nói vần điệu và ngôn từ truyền thống. Đây là cách kết hợp để tác phẩm dễ nghe, dễ hiểu hơn với đông đảo công chúng mà không đánh mất đi hồn cốt quan trọng của tác phẩm.”.

+ Nhận xét về hạn chế của vở kịch, ví dụ: “Nếu có điều gì để tiếc nuối, có lẽ là sự kết hợp chưa thật nhuyễn giữa âm nhạc và vũ đạo. Trong khi âm nhạc của vở kịch để lại ấn tượng với sự kết hợp đa dạng nhưng có chọn lọc của nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống như chầu văn, tuồng, chèo, thì vũ đạo của vở kịch lại chưa khớp và hơi nhiều hơn mức cần thiết, như sự lặp lại các cảnh múa cánh bướm ở chốn lầu xanh hay màn múa quạt ở một số phân cảnh giới thiệu Từ Hải và Thúy Kiều, cảnh Bạc Hạnh và Bạc Bà lừa Thúy Kiều,... Ngoài ra, vở kịch dường như chưa thật sự mạnh dạn đẩy sự sáng tạo tới mức phá cách, làm điểm nhấn vượt ra khỏi cái khung nội dung đã biết của Truyện Kiều.”. 

- Khi phân tích một tác phẩm cần chú ý nêu lên cả những ưu điểm và hạn chế của tác phẩm ấy. Hoặc cần chú ý đặc điểm của tác phẩm nghệ thuật thuộc các chuyên ngành khác nhau, nên cần có một số hiểu biết tối thiểu về ngành nghệ thuật ấy,...


Bình luận

Giải bài tập những môn khác